Trong một World Cup lạ kỳ, nơi cảnhững sinh vật như bạch tuộc, vẹt được phong “Thánh”, Pele cũng đoán trúng nhàvô địch World Cup lần đầu tiên, thì việc mọi “giá trị truyền thống” bị đảo lộnsẽ không khiến nhiều người quá khó hiểu.
Tây Ban Nha lên ngôi sau trậnchung kết nghẹt thở. World Cup 2010 đã khép lại theo đúng kịch bản mà người hâmmộ mong chờ. Trên đất Nam Phi, đoàn quân của HLV Del Bosque đã hoàn tất nét“chấm phá” cuối cùng trong bức tranh hoàn hảo vẽ lại những giá trị tưởng chừngbất biến của lịch sử bóng đá.
Không có quy luật vĩnh cửu
18 kì World Cup đã qua, bóng đáthế giới chứng kiến Nam Mỹ - châu Âu chia đôi quyền lực. Như một quy luật bấtbiến, cả hai cân bằng với mỗi bên 9 lần vô địch. Người châu Âu chưa bao giờchiến thắng bên ngoài lục địa của mình. Nhưng dù “vật đổi sao rời”, cứ sau mộtkì World Cup thuộc về người châu Âu, thì World Cup sau sẽ ghi nhận thành côngcho Nam Mỹ. Châu Á, châu Phi – đứng giữa “ách thống trị” này mãi chỉ được coinhư “kẻ lót đường” và không bao giờ có cơ hội.
![]() |
Thành công của Tây Ban Nha đã làm thay đổi bức tranh lịch sử bóng đá thế giới |
Một tháng tưng bừng tại Nam Phi,toàn bộ những quy luật tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử phát triển của bóng đáđã bị đảo lộn. Nam Mỹ từng khởi đầu như mơ, với 5 đại diện lọt vào đến vòng 1/8,4 đội bóng “sống sót” ở vòng tứ kết. Để rồi sau đó, cơn ác mộng ập về với thảmbại của Brazil, Argentina, Paraguay. Chỉ còn một mình Uruguay đơn độc trước sựáp đảo của 3 đại diện châu Âu và Forlan (dù đoạt Quả bóng Vàng) đã không thể cứuNam Mỹ khỏi thất bại. Quy luật sau châu Âu đến Nam Mỹ đã bị phá bỏ và hơn thế,ngay khi trận chung kết chưa khởi tranh, người hâm mộ lục địa già đã biết chắc,vinh quang sẽ lần thứ hai liên tiếp đến với mình.
Trong một World Cup lạ kỳ, nơi cảnhững sinh vật như bạch tuộc, vẹt được phong “Thánh”, Pele cũng đoán trúng nhàvô địch World Cup lần đầu tiên, thì việc mọi “giá trị truyền thống” bị đảo lộnsẽ không khiến nhiều người quá khó hiểu. Châu Á luôn bị đánh giá là “kẻ lótđường” nhưng trên thực tế, Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ chịu dừng bước ở vòng 1/8.
Trong đó, Nhật Bản quá đen đủikhi thua Paraguay trên chấm luân lưu 11m. Trong khi đó, Ghana đã khiến cả lụcđịa đen tự hào, khi chỉ cách ngưỡng cửa bán kết quả sút phạt đền dội xà của GyanAsamoah ở hiệp phụ. Châu Á, châu Phi đã cho thấy họ đủ khả năng cạnh tranh sòngphẳng trong tương lai gần, với quyền lực thống trị của châu Âu – Nam Mỹ.
“Vua vòng loại” lên ngôi
Đến Nam Phi với tư cách nhà ĐKVĐchâu Âu, nhưng Tây Ban Nha không được coi là một ứng cử viên sáng giá trong mắtnhiều người hâm mộ duy tâm. Hơn 10 năm kỳ công xây dựng lại một thế hệ vàng (kểtừ sau thất bại tại World Cup 1998) chưa đủ khiến sức mạnh của Tây Ban Nha cósức thuyết phục. Lẽ đơn giản, lịch sử gắn liền với họ luôn là những thành côngrực rỡ tại vòng loại và... thảm bại tại các vòng chung kết.
Nhưng cuối cùng, “vua vòng loại”đã làm đảo lộn tất cả. Đánh bại Hà Lan một cách thuyết phục, Tây Ban Nha là độibóng đầu tiên lên ngôi sau 18 kỳ World Cup mà để thua trận mở màn. Họ cũng xóaluôn biệt danh “vua vòng loại” của mình để trở thành “vua” đích thực. Từ nay,thế giới bóng đá khi nhắc đến họ sẽ nhớ về chiến công này, chứ không phải thànhtích lọt vào bán kết một lần duy nhất đã cách đây hơn nửa thế kỷ (World Cup1950).
FIFA hẳn cũng lấy làm vui mừngkhi được “điền” thêm tên Tây Ban Nha lên chiếc Cup vàng do nghệ nhân Bertoni chếtác. Bởi suốt chiều dài lịch sử, 18 kỳ World Cup đã qua chỉ ghi nhận đúng 7 nhàvô địch. Nhiều người đã tin World Cup chỉ là nơi dành cho những đội bóng giàutruyền thống. Nhưng chính Tây Ban Nha đã chứng minh cơ hội luôn dành cho tất cả,chỉ cần họ thực sự kiên trì và nỗ lực.
Sẽ có những nuối tiếc khi hànhtrình lên ngôi của Tây Ban Nha không thật tròn trịa. Họ thua Thụy Sỹ và trởthành nhà vô địch với số bàn thắng thấp kỷ lục trong lịch sử. Nhưng vinh quangcho đoàn quân bán đảo Iberia hoàn toàn xứng đáng. Chào Nam Phi. Hẹn gặp lạiBrazil 2014 và những giá trị mới mà bóng đá thế giới vừa tạo dựng sẽ tiếp tục,có thế với một chức vô địch World Cup cho... châu Á.
Theo Quang Huy
GĐXH