Tư duy khác nhau đến từ hai giáo viên sẽ đem lại hiệu quả như thế nào trong việc giáo dục học sinh? Từ hai bài tập chép phạt dưới đây chắc hẳn bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về tầm quan trọng của giáo dục đối với con em mình.
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ chuyện một em học sinh Trung Quốc do
phạm lỗi nên giáo viên bắt chép phạt. Ngày hôm sau, khi học sinh này
giao bài chép phạt thì giáo viên rất tức giận, không những phạt em ấy
chép lại 100 lần mà còn phê vào bài: “Tự ý giảm số lần chép phạt, thái
độ không đúng đắn, chép phạt lần nữa!”.
Phụ
huynh của học sinh này còn được mời đến trường. Khi mẹ của em xem xong
bài tập và lời phê bình của giáo viên, bà rất đồng tình với hình phạt
của giáo viên và khi về nhà, bà còn phạt con mình đứng một góc khoảng 1
tiếng đồng hồ.

Học sinh đã bị phê bình và phạt nặng hơn khi nộp bài chép phạt khiến giáo viên "không hiểu gì" này.
Một
bài tập chép phạt khác của một học sinh phương Tây cũng mắc lỗi tương
tự. Tuy nhiên, giáo viên người nước ngoài khi xem bài của học sinh đã
bật cười và phê vào bài với thái độ rất tích cực như “thú vị”, “sáng
tạo”, “hiệu quả”. Sau khi người mẹ xem bài tập của con mình và cách phê
bình của giáo viên, bà không hề trừng phạt con mà còn chụp ảnh và post
hình lên mạng, kèm theo một câu: “Con của tôi biết cách khiến mọi chuyện
trở nên thú vị hơn”.

Bài chép phạt được khen là "thú vị”, “sáng tạo”, “hiệu quả".
Cùng
một bài chép phạt nhưng cách ứng xử của hai giáo viên hoàn toàn trái
ngược nhau. Có thể thấy, giáo viên và phụ huynh người Trung Quốc coi
trọng thái độ tôn trọng của con trẻ đối với người lớn. Trong khi đó,
giáo viên phương Tây coi trọng tư chất và khả năng sáng tạo của trẻ.
Tôn trọng cá tính của trẻ, phát huy ưu điểm của trẻ không những giúp
quá trình trưởng thành của trẻ trở nên thoải mái và vui vẻ mà còn khiến
trẻ cảm thấy mình được tán thưởng và mạnh dạn học hỏi nhiều hơn.
Tư
duy giáo dục khác nhau sẽ định hình và tạo nên những đứa trẻ khác nhau
bởi vì mỗi đứa trẻ là những tờ giấy trắng tinh khiết và rất ngây thơ.
Thêm
một ví dụ khác cũng minh chứng cho sự ảnh hưởng của tư duy giáo dục đối
với sự phát triển của trẻ. Một nhà tâm lý học đã vẽ một hình tròn, sau
đó ông để những đứa trẻ tô màu, cách này giúp ông nhìn nhận tư duy của
trẻ liệu có bị giam cầm trong những định kiến của người lớn hay không.
Những
đứa trẻ nếu không được người lớn “uốn nắn” sẽ tô màu như hình A. Bởi vì
bẩm sinh những đứa trẻ rất ngây thơ, chúng cho rằng đây là cách tô màu
hiệu quả nhất.

Những
đứa trẻ được người lớn “uốn nắn”, chúng cho rằng chỉ nên tô màu trong
vòng tròn mà thôi. Điều này khiến tư duy của trẻ bị đóng đinh bởi suy
nghĩ tô màu ra ngoài vòng tròn là sai lầm, chúng sẽ không thèm nghĩ cách
khiến vòng tròn trở nên thú vị hơn như việc vẽ thêm những họa tiết
khác. Đây chính là tư duy của trẻ sau khi bị giam hãm bởi định kiến của
người lớn.
Cho nên, các bậc phụ huynh nên làm
quen với cách sáng tạo của trẻ. Hãy để trẻ tự do phát triển, hướng dẫn
trẻ cách tư duy và nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh. Nếu trẻ làm một
việc trái ngược với suy nghĩ của bạn, trước khi trách phạt trẻ,
bạn cần hỏi lý do tại sao trẻ làm như vậy. Nếu trẻ khiến một việc nhàm
chán trở nên thú vị, bạn hãy khuyến khích trẻ bởi điều này chứng tỏ trẻ
có trí tuệ hoạt bát và sức sáng tạo dồi dào.
Theo Trí Thức Trẻ