Đang ngồi viết tiểu luận, thấychuông điện thoại, Quân đứng dậy nghe, nhưng vừa bắt máy lên thì bên kia tắtphụp, điện thoại kêu “tit….tit…tit”. Quân gọi lại. Không có tín hiệu trả lời.

Việc này diễn ra thường xuyên đếnnỗi cậu không còn bực mình nữa, mà lẳng lặng để điện thoại về chế độ “im lặng”,rồi tiếp tục công việc của mình.

Không chỉ có Quân, nhiều bạn trẻkhác cũng là nạn nhân của trò nháy máy điện thoại trong giới học sinh, sinh viênthời gian gần đây, khi điện thoại di động trở nên phổ biến.

Tại một phòng trọ của 3 bạn sinhviên năm thứ nhất, Đại học Nhân văn TP HCM, cô bé Ngọc bảo với bạn cùng phòng:“Dung ơi, tao với mày chơi trò nháy máy đi”. Dung gật đầu, và cả hai bắtđầu lục tìm các số điện thoại trong danh bạ của mình, nháy liên hồi.

Hai cô gái trẻ thi xem trình độnháy máy của ai cao hơn bằng việc phải nháy một người nào đó mà để họ bắt máynhưng không mất giây nào. “Có nghĩa là phải làm sao cho họ nhấc máy một cáilà mình cụp luôn, vậy mới thú vị”, Nguyên, thiếu nữ cùng phòng giải thích.

Khi teen rỗi hơi nháy máy

Hầu hết teen chơi trò nháy máy là sinh viên năm nhất

Cứ như vậy, hầu hết buổi tối hômđó, Dung và Ngọc ngồi nháy máy cho rất nhiều người, rồi thỉnh thoảng lại hét ầmlên. “Mày mất 2 giây kìa”, “Chị này bắt máy nhanh quá”, “Tao mới là siêu,không giây đây này”…

Tuyên, sinh viên năm nhất Đại họcBách Khoa TP HCM nói thêm: “Nhiều hôm buổi tối không muốn đi đâu nên ở nhànháy máy chọc tụi bạn cho đỡ buồn. Thích nhất là với những bạn mới quen hoặc "gàgà" mà không biết trò này, cứ có điện thoại, tưởng gọi, bắt máy suốt, vậy mìnhmới thử được cảm giác người ta đang trong cuộc chơi với mình".

Tuy nhiên, không ít lần anh bạnnày gặp phải các "cao thủ", đã quá quen với trò đó. "Khi ấy thì một là sẽ bịgọi lại, hoặc để im lặng, kệ mình gọi họ không thèm nhấc máy. Chơi trò này vớimấy người đó thì tẻ nhạt và chán ngắt. Nhưng nhiều khi rảnh quá không có việc gìlàm nên thấy cũng hay hay. Đang buồn mà cảm giác cứ phải hồi hộp vì chờ đợi đểcúp máy làm sao không mất giây nào cũng thú vị đấy chứ”.

Nhiều nhóm bạn trẻ ở các trườngđại học khác như Công Nghiệp, Giao thông, Kinh tế…., cũng rất thích nháy máyngười khác. “Không phải vì hết tiền, hay có việc gì mà chỉ đơn giản cả ngàyđi học, buổi tối nhiều khi không có việc gì làm nên bọn em nháy máy chơi vậy chođỡ chán thôi, chẳng ảnh hưởng gì cả”, Thu Trang, sinh viên năm nhất Đại họcCông nghiệp TP HCM cười khi được hỏi.

Với những người thích nháy máy,thói quen này “chẳng ảnh hưởng gì cả”, nhưng thực tế, người bị trêu thường rấtbực mình. Mai Liên, sinh viên năm ba Đại học Sư phạm TP HCM, tỏ vẻ khó chịu nói:“Tôi không hiểu tại sao nhiều bạn trẻ lại vô ý thức đến thế. Bây giờ thiếu gìcách để giải trí mà lại đem trò nháy máy người khác ra để làm trò chơi chomình”.

Thu Hà, sinh viên năm cuối Đạihọc Tự Nhiên TP HCM, cũng tỏ thái độ tương tự: “Nhiều hôm đang ngồi trong lớphọc thêm, điện thoại báo rung, nhìn thấy số của Nguyên - một "chuyên gia" nháymáy - mình bực quá tắt máy luôn. Tối về gọi lại định nhắc nhở thì không nghemáy. Mình cho luôn vào danh sách hạn chế, thì lại lấy những số lạ nháy tiếp. Hếtcách để nói”.

"Có lẽ các bạn ấy đều rất rảnhrỗi nên mới có thời gian để làm trò này. Thực ra trước đây cũng có một thời gianmình cũng thấy hay hay khi nháy máy người khác vì rảnh quá, nhưng bây giờ côngviệc bận rồi chẳng còn thời gian nữa”, Hà thừa nhận.

Hầu hết teen chơi trò nháy máy làsinh viên năm nhất. Do vừa mới bắt đầu một môi trường mới, chưa thể hòa nhậpngay được với những hoạt động khác ngoài việc học tập nên thời gian bỏ trống củacác bạn trẻ này vẫn còn rất nhiều, chính vì vậy việc phát sinh ra những kiểuchơi “lạ” là chuyện không thể tránh khỏi.

"Tôi nghĩ những hành động nàysẽ còn kéo dài cho đến khi chính bản thân các bạn tuổi teen tìm được nhiều nhữnghoạt động bổ ích bên ngoài cuộc sống để lấp đi những khoảng thời gian rảnh rỗicủa mình. Chỉ có như thế các bạn mới có cơ hội để nhận ra những việc mà mìnhđang làm là cách lãng phí thời gian vô ích nhất", anh Minh, nhân viên banquản lý ký túc xá Đại học Quốc Gia TP HCM chia sẻ.

Theo VnExpress