Trong hành trình xây dựng sự nghiệp và hướng tới độc lập tài chính, nhiều người nghĩ chỉ cần chăm chỉ làm việc và tiết kiệm là đủ. Thế nhưng thực tế đôi khi lại không diễn ra như những gì họ kỳ vọng, thành công vẫn cứ lẩn tránh, tiền bạc kiếm được chẳng bao nhiêu, nói chi đến việc làm giàu. 

Trước đây, tôi cũng từng nghĩ “cần cù bù thông minh” và chăm chỉ nỗ lực thì kiểu gì cũng tới lúc “thoát nghèo”. Nhưng ở độ tuổi 35, tôi lại có góc nhìn khác. Đôi khi những “rào cản vô hình” trong cách chúng ta tư duy mới là nguyên nhân kìm hãm sự thịnh vượng, chứ không phải là do sự lười biếng.

Nếu chưa thể loại bỏ dứt điểm ba "gọng kìm" sau đây, tôi nghĩ rằng con đường kiếm tiền của bạn sẽ chông gai gấp bội.

1 - Hành động không trung thực nơi làm việc, "lợi trước mắt nhưng hại về dài"

Sự trung thực luôn là nền tảng của mọi mối quan hệ bền vững, và trong môi trường làm việc cũng không ngoại lệ. Những hành vi gian dối, dù nhỏ nhặt như khai man giờ làm, hay lớn hơn như lừa dối đồng nghiệp, biển thủ công quỹ để trục lợi cá nhân,... có thể mang lại những lợi ích nhất định trong ngắn hạn. Một khoản tiền thưởng bất chính, một hợp đồng "béo bở" nhờ thông tin sai lệch... tất cả đều vẽ ra một bức tranh màu hồng giả tạo. Tuy nhiên, cái giá phải trả về lâu dài là vô cùng đắt đỏ.

0f7a44fff68c884f587e27a91673a3cf
Ảnh minh họa

Thứ nhất, sự không trung thực bào mòn niềm tin. Một khi bị phát hiện, uy tín cá nhân của bạn sẽ chạm đáy. Đồng nghiệp xa lánh, cấp trên nghi ngờ, đối tác mất lòng tin. Trong môi trường làm việc tập thể, sự tin tưởng là "vốn" quý giá để hợp tác hiệu quả, để nhận được sự hỗ trợ và cơ hội phát triển. Mất đi niềm tin đồng nghĩa với việc bạn tự cô lập mình, đánh mất những cơ hội thăng tiến và mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp.

Thứ hai, những hành vi gian dối thường đi kèm với sự lo lắng và bất an thường trực. Bạn luôn phải sống trong sợ hãi bị phát hiện, phải dựng lên những lớp vỏ bọc giả tạo để che đậy sự thật. Sự căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm giảm hiệu suất làm việc. Thay vì tập trung vào việc nâng cao năng lực và tạo ra giá trị thực, bạn phải dồn tâm trí vào việc che đậy những lời nói dối.

Những "lợi ích trước mắt" không bao giờ bù đắp được những tổn thất to lớn về sự nghiệp và tương lai với sự không trung thực như vậy.

2 - Tính khí nóng nảy, bốc đồng

Trong thế giới đầy áp lực của công việc và kinh doanh, những tình huống căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc để cảm xúc chi phối lý trí, đưa ra những quyết định bốc đồng trong cơn nóng giận lại là một "liều thuốc độc" cho sự nghiệp và tài chính cá nhân. Tính nóng nảy không chỉ phá vỡ các mối quan hệ mà còn dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong công việc và đầu tư.

Nơi làm việc là môi trường của sự hợp tác và phối hợp. Những cơn giận dữ vô cớ, những lời lẽ thiếu kiềm chế có thể làm tổn thương đồng nghiệp, gây ra mâu thuẫn nội bộ và làm suy yếu tinh thần làm việc của cả nhóm. Một người nóng nảy thường khó nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ người khác, thậm chí còn bị xa lánh và đánh mất những cơ hội hợp tác quý giá. 

ava 2025 04 19t121127851
Ảnh minh họa

Trong kinh doanh, việc đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc nhất thời, không có sự cân nhắc kỹ lưỡng có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm, gây thiệt hại về tài chính.

Đầu tư tài chính lại càng đòi hỏi sự tỉnh táo và kỷ luật cao độ. Thị trường luôn biến động, và những quyết định mua bán dựa trên sự nóng vội, sợ hãi hay tham lam thường mang lại kết quả không mấy khả quan. Một nhà đầu tư bốc đồng dễ dàng bị cuốn theo những tin đồn, những biến động ngắn hạn của thị trường mà bỏ qua những phân tích cơ bản và chiến lược dài hạn. Những giao dịch "ăn xổi ở thì" không chỉ không mang lại lợi nhuận bền vững mà còn có nguy cơ "đốt cháy" tài khoản một cách nhanh chóng.

Để kiếm được tiền và đặc biệt là để đầu tư làm giàu, việc kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng không thể thiếu. Khả năng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp và tránh được những sai lầm đáng tiếc về tài chính.

3 - “Overthinking” hay thói quen trầm trọng hóa vấn đề 

Nếu như tính nóng nảy là "hành động trước khi nghĩ", thì overthinking lại là "nghĩ quá nhiều mà không hành động". Việc suy nghĩ cẩn trọng là cần thiết, nhưng khi nó vượt quá giới hạn và trở thành một thói quen trì hoãn, lo lắng thái quá, thì nó lại trở thành một "tảng đá" cản trở con đường tiến tới thành công trong mọi khía cạnh.

1c1ef825e0b02833e178752dd0d6f646
Ảnh minh họa

Những người hay overthinking thường mắc kẹt trong vòng xoáy của những giả định tiêu cực và những kịch bản tồi tệ nhất. Họ lo thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ những rủi ro tiềm ẩn đến mức không dám đưa ra bất kỳ quyết định nào. Trong công việc, họ có thể mất nhiều thời gian để phân tích một vấn đề nhỏ, trì hoãn việc đưa ra giải pháp và bỏ lỡ những cơ hội tốt. Sự do dự và thiếu quyết đoán khiến họ khó có thể nắm bắt được những thời cơ để phát triển sự nghiệp và gia tăng thu nhập.

Trong lĩnh vực đầu tư, overthinking còn nguy hiểm hơn. Việc phân tích quá kỹ lưỡng, tìm kiếm sự hoàn hảo tuyệt đối khiến họ bỏ lỡ những "điểm vào" tốt của thị trường. Họ chần chừ, so sánh, và cuối cùng khi đưa ra quyết định thì cơ hội đã qua. Thậm chí, sự lo lắng thái quá còn khiến họ dễ dàng bán tháo tài sản khi thị trường có những biến động nhỏ, đánh mất tiềm năng lợi nhuận dài hạn.

Để vượt qua "căn bệnh" overthinking, cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo, tập trung vào những yếu tố có thể kiểm soát và dám đưa ra quyết định dù có rủi ro. Thay vì chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, hãy chuyển hóa năng lượng đó thành hành động cụ thể. Thử nghiệm, học hỏi từ những sai lầm và kiên trì tiến về phía trước là chìa khóa để mở cánh cửa thành công tài chính.

Theo Người đưa tin