Việt Nam nằm trong danh sách những nước chịu tácđộng nhiều nhất bởi các chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu (POP). Không ít trường mầmnon, trụ sở UBND xã, nhà ao thả cá... hiện nằm trên khu vực tồn lưu hoá chất.

POP là các hóa chất công nghiệpđộc có thể gây chết người, phá hoại hệ miễn dịch và hệ thần kinh, gây ung thư vàrối loạn sinh sản cũng như phá hoại sự phát triển bình thường của bào thai vàtrẻ em.

Không ít trường mầm non nằm trên khu vực nhiễm hóa chất độc hại
Nhiều kho hóa chất cũ nát bị bỏ quên rải rác ở các địa phương. (Ảnh: CAND)

Mặc dù Việt Nam đã cấm nhậpkhẩu các loại hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm POP, nhưng theo kết quảđiều tra của Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), hiện nước tacòn khoảng 1.153 điểm, 864 khu vực bị ô nhiễm POP, trong đó 185 khu vực đượcđánh giá bị ô nhiêm đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng. Đây là hậu quảgây ra bởi 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật đang nằm rải rác ở 37 tỉnh,thành, đã được xây dựng và sử dụng từ những năm 1980 trở về trước.

Điều nguy hiểm là hiện nhiều khuvực tồn lưu hóa chất đã được chyển đổi mục đích sử dụng. Cụ thể, có tới hơn250/864 khu vực hiện đã được cải tạo thành nhà ở; 18/864 khu vực khác được xâydựng thành trường mầm non, trường học; 26/284 khu vực đã được xây dựng thành trụsở UBND xã, nhà văn hóa, ao thả cá, sân chơi…

Vấn đề xử lý triệt để các các khohóa chất tồn lưu và truy tìm khối lượng hóa chất đã được chôn lấp không an toàntrước đây đang là thách thức đối với Việt Nam.

Phía cơ quan chức năng cho biết,hiện đã khoanh vùng được 51 kho hóa chất gây ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệtnghiêm trọng; lưu giữ 216 tấn và 37 nghìn lít hóa chất bảo vệ thực vật cùng 29tấn bao bì. Hầu hết số hóa chất này đều nằm trong nhóm độc hại đã cấm sử dụng vàđang ở trong tình trạng bao bì bọc bên ngoài đã bắt đầu bục nát nên dư lượng hóachất dễ rò rỉ, phát tán ra ngoài môi trường.

Yêu cầu cấp bách hiện nay là phảitiến hành thực hiện ngay công tác tiêu hủy số hóa chất độc hại này. TS Bùi CáchTuyến, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường khẳng định: “Người dân và môi trườngđang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúngcách”. Còn theo nhận định của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể là quốc giachịu tác động nhiều nhất bởi  các loại hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm POP.

Ngày 5/4, Bộ Tài Nguyên và Môitrường cho biết, các tổ chức Liên Hợp Quốc đã khởi động dự án kéo dài 4 năm nhằmgiúp các địa phương ở Việt Nam xử lý tiêu hủy các kho hóa chứa thuốc bảo vệ thựcvật thuộc nhóm độc hại. Dự án có tổng số vốn 11 triệu USD, trong đó 6,5 triệu làđóng góp từ phía Việt Nam.

Theo Phạm Thanh
Không ít trường mầm non nằm trên khu vực nhiễm hóa chất độc hại