Một chiếc sà lan trọng tải trên 3.100 tấn (quốc tịch Singapore) bị chìm ở vùngbiển Campuchia được chủ sở hữu thuê một công ty tại VN kéo về Thái Lan sửa chữa.
Trên đường đi, sà lan này “quay đầu” nhập cảnh cảng Hòn Chông (Kiên Lương, KiênGiang) và người ta đã “xẻ thịt” nó...
![]() |
Xác sà lan bị “xẻ thịt” được chất đống trên bờ - Ảnh: Tấn Thái |
Đó là sà lan AZ Beijing, được sảnxuất năm 2008, dài 91,45m, rộng 27,44m, cao 5,49m. Tháng 8-2009, sà lan này bịchìm ở vùng biển Campuchia và được chủ nó thuê Công ty TNHH trục vớt cứu hộ HiTrâm (gọi tắt là Công ty Hi Trâm, trụ sở tại TP.HCM) trục vớt, đưa về Thái Lansửa chữa.
Nhập cảnh để sửa chữa nhưng... “xẻ thịt”
Theo hợp đồng trục vớt do Công ty Hi Trâm cung cấp cho các cơ quan chức năng ởKiên Giang, Công ty Hi Trâm và Công ty AZ Marine Pte Ltd (Singapore) ký hợp đồngngày 4-11-2009 trục vớt sà lan với kinh phí 160.000 USD. Theo thỏa thuận, Côngty Hi Trâm sẽ làm nổi sà lan bị chìm và đưa tới khu vực neo đậu tại Leamchabang(Thái Lan).
|
Khi nhận tiền, Công ty HiTrâm thuê tàu kéo CSG 99 đi Campuchia để kéo sà lan AZ Beijing và sau đó sàlan này không đi Thái Lan mà “quay đầu” xin nhập cảnh cảng Hòn Chông để xincứu hộ và sửa chữa. Khi sà lan này đã nằm tại cảng Hòn Chông, chủ sà lankhông tiến hành sửa chữa mà bán cho Công ty Hi Trâm với giá 75.000 USD.
Sau khi mua xác sà lan, Công ty Hi Trâm lập phương án thanh thải xác sà langửi Cảng vụ Kiên Giang. Cảng vụ Kiên Giang đồng ý với phương án này nhưngyêu cầu Công ty Hi Trâm trước khi thanh thải phải thông báo cho hải quanKiên Giang để phối hợp giải quyết.
Theo Cảng vụ Kiên Giang, sà lanAZ Beijing mang quốc tịch Singapore nên khi bán lại cho Công ty Hi Trâm thì sàlan là loại hàng hóa nhập khẩu, phải khai báo cho hải quan. Trong khi chưa có ýkiến của Hải quan Kiên Giang thì Công ty Hi Trâm đã nhanh tay “xẻ thịt” chiếc sàlan này và mọi chuyện rối từ đây.
Giải thích về việc “xẻ thịt” sà lan, Công ty Hi Trâm cho rằng họ thanh thải sàlan là thể hiện trách nhiệm trong việc xử lý sự cố hàng hải theo quy định tạinghị định 18/2006 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển. Trong khi đó,nghị định 18/2006 chỉ quy định việc xử lý tài sản bị chìm đắm ở thủy nội địa,lãnh hải VN hoặc trôi nổi trên biển hay dạt vào bờ biển VN, còn sà lan AZBeijing chìm lần đầu ở vùng biển Campuchia, sau đó nhập cảnh cảng Hòn Chông lạitiếp tục bị chìm. Chính điều này đã làm các ngành chức năng tại Kiên Giang khóxử.
Tuy nhiên, ông Vũ Ngọc Phước - phó chánh thanh tra Sở Tài nguyên - môi trườngtỉnh Kiên Giang - cho rằng áp dụng nghị định 18/2006 cho phép Công ty Hi Trâmthanh thải sà lan AZ Beijing là không đúng vì sà lan này bị chìm ở vùng biểnCampuchia chứ không phải VN. Sà lan này nhập cảnh cảng Hòn Chông để sửa chữa vàviệc nó bị chìm tại đây không phải sự cố mà do rút hệ thống khí nén.
![]() |
Sà lan AZ Beijing đang bị “xẻ thịt” tại cảng Hòn Chông, Kiên Lương, Kiên Giang - Ảnh: Tấn Thái |
Theo biên bản làm việc tại Chicục Hải quan cửa khẩu Hòn Chông (ngày 22-6-2010, sau khi sà lan AZ Beijing bịphá dỡ một phần) để xem sà lan tự chìm hay bị mắc cạn tại cảng Hòn Chông, chiếcsà lan này đã bị thủng bên mạn phải, nghiêng khoảng 450, trước khi đến cảng HònChông. Sà lan chỉ chìm tại cảng này sau khi rút hệ thống khí nén.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Có mặt tại cảng Hòn Chông, chúng tôi thấy sà lan AZ Beijing chìm cách bờ khoảng100m, chiều cao sà lan còn trên mặt nước hơn 1m. Toàn bộ phía sau sà lan đã bị“xẻ thịt” (chiếm khoảng 1/3 chiều dài của sà lan). Xác sà lan sau khi “xẻ thịt”được kéo vào bờ chất ngổn ngang. Hiện UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo tạm ngưngcấp phép cho Công ty Hi Trâm “xẻ thịt” sà lan.
Ngày 13-9, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tuyến - trưởng phòng nghiệp vụ(Cục Hải quan Kiên Giang) - cho biết Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hảiquan) đã có công văn đề nghị Cục Hải quan Kiên Giang tổ chức giám sát chặt chẽsà lan AZ Beijing (bao gồm cả bố sắt, phế liệu đã được phá dỡ đưa vào bờ), đồngthời phối hợp với cơ quan chức năng xác định chính xác sà lan bị chìm hay bị mắccạn tại cảng Hòn Chông để có hướng xử lý phù hợp.
Cục Điều tra chống buôn lậu cũng đang liên hệ với hải quan Singapore để xác minhvề sà lan AZ Beijing, làm rõ một số thông tin như: chủ sở hữu, hồ sơ sà lan,tình trạng hoạt động hiện nay và hợp đồng mua bán với Công ty Hi Trâm. Ngoài ra,Cục Điều tra chống buôn lậu còn chỉ đạo Đội kiểm soát chống buôn lậu miền Namlàm việc với Công ty Hi Trâm để làm rõ tính xác thực của tài liệu đã xuất trìnhcho cơ quan hải quan.
Trong một diễn biến khác, UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản chỉ đạo Công antỉnh Kiên Giang chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu, đề xuấthướng giải quyết đối với sà lan AZ Beijing.
Theo Tấn Thái
Tuổi trẻ