Khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc: Điên cuồng tranh cướp miếng thịt giảm giá, trộm thịt giấu vào túi quần

Hình ảnh 3 người phụ nữ giành giật một miếng thịt hay người đàn ông trộm thịt bỏ túi quần phản ánh phần nào "cơn khát" thịt lợn hiện nay ở Trung Quốc

Hình ảnh 3 người phụ nữ giành giật một miếng thịt hay người đàn ông trộm thịt bỏ túi quần phản ánh phần nào "cơn khát" thịt lợn hiện nay ở Trung Quốc.

Trong video ghi lại tại một khu chợ ở Quảng Tây, một nhóm phụ nữ giành đi giật lại miềng thịt lợn giảm giá cuồi cùng tại một khu chợ.  

Giành giật bất thành, một người đề nghị chia nhỏ miếng thịt nhưng cỏ vẻ không nhận được sự đồng tình từ 2 người còn lại. 

Quảng Tây là một trong số các khu vực phát hành tem phiếu mua thịt lợn giá rẻ để đối phó với cơn khát thịt lợn đang ngày càng nghiêm trọng Trung Quốc vài tháng qua. Hàng loạt các tỉnh khác như Giang Tô, Giang Tây, Hải Khẩu, Tứ Xuyên, Quảng Đông cũng áp dụng giải pháp tương tự để đối phó với tình hình khó khăn hiện tại. 

Video: 3 phụ nữ tranh nhau 1 miếng thịt ở chợ Trung Quốc

Thịt lợn từ lâu là loại thực phẩm được ưa chuộng hàng đầu của người dân Trung Quốc. Đất nước tỷ dân vì thể coi khả năng chi trả với thịt lợn là chỉ số hạnh phúc của nhân dân. 

Thế nhưng giá mặt hàng này trong vài tháng qua tăng tới gần 50% so với một năm trước đó. Tổng đàn lợn của nước này hiện giảm 32,3% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành buộc Trung Quốc phải tiêu hủy 100 triệu con năm 2018. 

Cuộc khủng hoảng lợn khiến giới chức Trung Quốc như "ngồi trên đống lửa" khi lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang tới gần.

Các quan chức nông nghiệp Trung Quốc khẳng định việc gia tăng sản lượng thịt lợn là "nhiệm vụ chính trị trọng đại" của quốc gia này trong thời gian tới.

Giá thịt bị đẩy lên cao cũng kéo giá thực phẩm tăng bình quân 10% và khiến lạm phát của Trung Quốc trong tháng 8 lên 2,8%.

Nhiều người dân từng coi thịt lợn là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn giờ phải tìm kiếm các loại thực phẩm thay thể khi không thể đánh đu theo mức giá chưa biết khi nào mới ngừng tăng này. 

"Quá đắt. Tôi không thể mua nổi", bà Gui Fuyi 69 tuổi nói. Gui cho biết vài ngày gần đây bà chỉ dám mua thịt lợn xay giá rẻ để gói bánh bao chứ không đủ tiền mua cả miếng thịt. 

Tại một khu chợ ở phía Nam tỉnh Tứ Xuyên, một người đàn ông lượn lờ qua một sạp thịt lợn, ngó ngiêng xung quanh trước khi nhanh tay nhặt lấy một miếng thịt bỏ vào túi quần. 

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại, giới chức Trung Quốc đưa ra hàng loạt các giải pháp như tăng cường nhập khẩu thịt, hỗ trợ tài chính khuyến khích người dân và các nhà sản xuất nhân giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tăng trợ cấp, hỗ trợ cho vay và bảo hiểm cho các nhà sản xuất thịt lợn trên toàn quốc.

Hồi giữa tuần, Trung tâm quản lý dự trữ hàng hóa Trung Quốc (CMRMC) xác nhận sẽ cho bán đấu giá 10.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ trung ương. Trước đó, ít nhất 4 tỉnh/thành phố Trung Quốc cũng đã bắt đầu xả kho thịt lợn đông lạnh trong nỗ lực ổn định giá và tăng nguồn cung cho thị trường.

Bất chấp hàng loạt nỗ lực này, các nhà phân tích vẫn cảnh báo chừng đó là chưa đủ để giải quyết vấn đề. 

"Sự thiếu hụt thịt lợn sẽ còn tồi tệ trong phần còn lại của năm, nhưng chính phủ không có biện pháp hiệu quả để lấp đầy khoảng trống trong ngắn hạn", bà Chen, nhà phân tích của Wanlian Securities nhận định. 

Bà dẫn lại ước tính mới đây cho thấy Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 10,8 triệu tấn thịt lợn trong năm nay. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang phải đau đầu giải quyết vấn nạn "lợn dịch" từ các quốc gia khác. 

Theo SCMP, kể cả khi Trung Quốc có sử dụng hết lượng thịt lợn đông lạnh của mình và nhập khẩu tất cả thịt lợn giao dịch trên thế giới để đối phó với đợt khủng hoảng này, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẽ chịu cảnh thiếu hụt 6 triệu tấn thịt lợn.

Theo VTC


khủng hoảng lợn

thịt lợn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.