- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 lời khuyên để nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ giúp con luôn là người mạnh mẽ, bản lĩnh khi trưởng thành
Cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của trẻ để giúp con sau này lớn lên sẽ luôn là một người mạnh mẽ, bản lĩnh và tự chủ nhé.
Cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của trẻ để giúp con sau này lớn lên sẽ luôn là một người mạnh mẽ, bản lĩnh và tự chủ nhé.
Được viết bởi Amy Morin (đến từ Mỹ) - một nhà tâm lý trị liệu và giảng viên tâm lý học
Những đứa trẻ mạnh mẽ luôn sẵn sàng với những thách thức của thế giới. Chúng có thể giải quyết các vấn đề, đứng dậy sau thất bại và đương đầu với khó khăn.
Rõ ràng, sức mạnh tinh thần không cần phải là hành động cứng rắn hay phải kìm nén cảm xúc của bản thân. Đó cũng không phải là việc cư xử thiếu tử tế hay hành động chống lại người khác.
Thay vào đó, những đứa trẻ mạnh mẽ rất kiên cường và chúng có đủ can đảm và tự tin để thể hiện hết tiềm năng của mình.
Giúp trẻ nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần đòi hỏi một cách tiếp cận theo ba hướng: dạy trẻ thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ thực tế hơn, giúp chúng học cách kiểm soát nhưng không ức chế cảm xúc và chỉ cho chúng cách hành động tích cực.
Có nhiều chiến lược nuôi dạy con, kỹ thuật kỷ luật khác nhau và dưới đây là 10 chiến lược cần thiết để giúp con lớn lên thành một người mạnh mẽ:
1. Dạy con các kỹ năng cụ thể
Kỷ luật là để dạy con làm tốt hơn vào lần sau chứ không phải để khiến con phải chịu đựng những lỗi lầm của chúng. Bạn cần dạy trẻ các kỹ năng cụ thể, chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề, kiểm soát xung đột và kỷ luật tự giác - những kỹ năng này sẽ giúp con học cách cư xử tích cực, ngay cả khi phải đối mặt với những cám dỗ, khi ở trong hoàn cảnh khó khăn và khi gặp thất bại.
2. Hãy để con được sai
Bạn hãy để con biết rằng sai lầm là một phần của quá trình học tập để con không cảm thấy xấu hổ hay lúng túng khi làm sai. Cho phép trẻ trải nghiệm các hậu quả tự nhiên khi ở trong điều kiện an toàn và trò chuyện với con cách tránh những sai lầm tương tự.
3. Giúp trẻ phát triển khả năng độc thoại lành mạnh
Thật khó để trẻ cảm thấy mạnh mẽ về tinh thần khi chúng cứ tự dằn vặt mình hay lo nghĩ nhiều về những hậu quả tiêu cực. Bạn hãy dạy cho trẻ cách "tái định khung" những suy nghĩ tiêu cực để trẻ có thể suy nghĩ thực tế hơn. Phát triển cách nhìn nhận thực tế nhưng lạc quan có thể giúp trẻ vượt qua khó khăn và thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
4. Khuyến khích con đối mặt với nỗi sợ
Nếu trẻ cứ tránh bất kỳ điều gì đáng sợ, chúng sẽ không bao giờ có được sự tự tin để xử lý những cảm xúc khó khăn. Cho dù con bạn sợ bóng tối hay sợ gặp người lạ, cha mẹ hãy từng bước giúp con đối mặt với nỗi sợ hãi đó. Cổ vũ con, khen ngợi những nỗ lực của con và thưởng cho con vì đã dũng cảm và con sẽ học được rằng mình là một đứa trẻ có khả năng tự xử lý khi bước ra ngoài vùng thoải mái của chính mình.
5. Cho phép con cảm thấy không thoải mái
Mặc dù cha mẹ có thể giúp đỡ bất cứ khi nào thấy con phải vật lộn xoay xở, việc giải cứu con khỏi những tình huống khó khăn sẽ làm cho con có cảm giác rằng con thật vô dụng. Hãy để con được thua, cho phép con thấy buồn và nhắc nhở con cần có trách nhiệm ngay cả khi con không muốn. Khi được hỗ trợ và hướng dẫn, những lần phải tự xoay xở như vậy có thể giúp nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ.
6. Xây dựng nhân cách
Trẻ em cần một "la bàn" về đạo đức rõ ràng để giúp chúng đưa ra những quyết định tích cực. Để trẻ thấm nhuần các giá trị đạo đức, bạn cần phải nỗ lực không ngừng. Hãy tạo cơ hội để trẻ được học các bài học cuộc sống, giúp chúng củng cố các giá trị này.
Chẳng hạn, bạn nhấn mạnh với con về tầm quan trọng của sự trung thực và lòng bao dung, thay vì phải giành chiến thắng bằng mọi giá. Những đứa trẻ hiểu được giá trị của chúng có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn tích cực ngay cả khi những người khác có thể không đồng ý với hành động của chúng.
7. Ưu tiên lòng biết ơn
Lòng biết ơn là một phương thuốc tuyệt vời để chữa bệnh than vãn và những thói quen xấu có thể làm yếu tinh thần trẻ. Bạn hãy khẳng định với con về những điều tốt đẹp trên thế giới, để ngay cả trong những ngày tồi tệ nhất của đời mình, con vẫn thấy mình còn có nhiều điều để biết ơn. Lòng biết ơn có thể thúc đẩy tâm trạng của con tốt lên và khích lệ con giải quyết vấn đề một cách chủ động.
8. Nhận trách nhiệm cá nhân
Nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ cũng có nghĩa là giúp trẻ học cách nhận trách nhiệm về mình. Cho phép trẻ giải thích nhưng không bào chữa khi mắc lỗi hoặc có hành vi sai trái. Bạn cần điều chỉnh trẻ nếu con cố đổ lỗi cho người khác về lý do tại sao mình lại suy nghĩ, cảm nhận hay cư xử như vậy.
9. Dạy con điều tiết cảm xúc
Bạn không cần hạ hỏa cho con khi con tức giận hoặc làm cố làm con vui lên mỗi khi con buồn. Thay vào đó, hãy dạy trẻ cách tự mình đối phó với những cảm xúc khó chịu, để con không phụ thuộc vào bạn trong việc điều chỉnh tâm trạng của mình. Những đứa trẻ hiểu và biết cách xử lý cảm xúc của chúng được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thử thách sau này.
10. Làm gương về sức mạnh tinh thần
Bản thân bạn mạnh mẽ là cách tốt nhất để khích lệ con phát triển sức mạnh tinh thần. Bạn có thể trò chuyện với con về mục tiêu cá nhân của bạn và cho con thấy bạn đang thực hiện các bước để trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn cần coi việc phát triển bản thân và nuôi dưỡng tinh thần là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống và làm những việc mà các bậc phụ huynh mạnh mẽ về tinh thần sẽ làm.
Theo Helino