- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
12 cách khơi dậy trí thông minh cảm xúc cho trẻ
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ em dành quá nhiều thời gian cho máy tính sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển trí thông minh cảm xúc.
Việc con cái dành quá nhiều thời gian cho màn hình vi tính đã trở thành một nỗi ám ảnh với nhiều bậc cha mẹ - dù ngày nay hầu như ai cũng phụ thuộc vào công nghệ, bất kể tuổi tác.
Một nghiên cứu mới của Booktrust chỉ ra rằng các ông bố và bà mẹ đang dành gấp bốn lần thời gian cho các con xem ti vi, máy tính thay vì đọc sách cùng con. (BookTrust là tổ chức từ thiện đọc sách lớn nhất của Vương quốc Anh). Kết quả là, trẻ em đang mất đi dần sự kết nối với cha mẹ, thứ được sinh ra trong khoảng thời gian trò chuyện trong khi đọc sách - điều này ảnh hưởng tới cả sự phát triển trí thông minh cảm xúc của con trẻ - chỉ số EQ.
Công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng dẫn tới việc trẻ em tiếp xúc với đồ công nghệ sớm, các bé ít giao tiếp hay chơi các trò chơi tương tác mà dành quá nhiều thời gian thụ động bên đồ điện tử (Ảnh minh họa).
Các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng trẻ em 3 tuổi là độ tuổi bị ảnh hưởng trí thông minh cảm xúc nhiều nhất. Nếu số giờ dành để chơi các trò chơi công nghệ cao một mình càng nhiều đồng nghĩa với việc trẻ dành thời gian để tương tác, chơi với các bạn đồng lứa càng ít, do đó bé không học được cách chia sẻ, giao tiếp hiệu quả với bạn bè, cũng như phát triển cảm xúc của mình.
Nhà tâm lý học Amanda Gummer, nhà sáng lập tổ chức Kỹ năng cơ bản cho trẻ em đã nói: "Các mối quan hệ giữa người với người đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển các kỹ năng cảm xúc và xu hướng đáng lo ngại là, trẻ em ngày nay dành ít thời gian để giao lưu với người khác và dành nhiều thời gian hơn để chơi độc lập (do các trò chơi trên máy tính, thiết bị điện tử luôn sẵn có trong các gia đình), vì vậy bé ít có cơ hội để thực hành những kỹ năng quan trọng này.”
“Hơn nữa, những trẻ em hay bị buộc phải ngừng khóc hoặc cư xử lễ độ thường không phát triển thông minh cảm xúc bằng các trẻ em được khuyến khích bộc lộ cảm xúc tự nhiên”, cô nói thêm.
Nhà tâm lý học đã chia sẻ 12 cách mà các phụ huynh có thể áp dụng để khơi dậy trí thông minh cảm xúc cho con:
Nói chuyện trực tiếp với con cũng là một cách để phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ (Ảnh minh họa).
1. Nói chuyện với con để con hiểu tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh, cân bằng với vui chơi giải trí - cùng thống nhất những điểm công bằng, sau đó đảm bảo cả nhà tuân theo các quy tắc đó, kể cả bố mẹ.
2. Đặt cược bằng điện thoại: Mỗi tối trước khi đi ngủ, cả nhà sẽ cài ghi nhớ trong điện thoại, tất cả lên một danh sách những việc phải hoàn thành vào buổi sáng, ai hoàn thành đủ mới có thể lấy điện thoại để sử dụng.
3. Hãy dùng và bắt kịp các ứng dụng con bạn đang dùng trên mạng xã hội. Bạn nên trò truyện với con qua các ứng dụng tiện lợi như gọi video, chat nhóm, đừng để con nghĩ bạn hoàn toàn "gà mờ" về công nghệ.
4. Hãy thực hành những gì bạn giảng cho con. Đảm bảo là bạn thu hút được con tập trung hoàn toàn vào mình, khi dạy con cần nhìn thẳng vào mắt con.
5. Hãy thành thật. Đừng tỏ ra là một hình mẫu nào đó hoặc che giấu cảm xúc.
6. Xác nhận cảm xúc của trẻ: "Mẹ biết con đang bực lắm... nhưng con không thể ăn thêm bánh nữa. Nào, nói xem bây giờ mẹ có thể làm gì khác để con vui hơn nào, một thứ khác, không phải bánh."
7. Kích thích trí tưởng tượng của bé. Đặc biệt là với các bé có cá tính khác biệt.
8. Cùng bé soi gương và làm mặt xấu (mặt ngộ nghĩnh, hài hước) và cùng bé gọi tên từng loại biểu cảm.
Hãy giữ gìn thói quen đọc sách - cảm xúc được bồi đắp sẽ giúp các con có một trái tim dũng cảm khi lớn lên (Ảnh minh họa)
9. Cho con cái lựa chọn các cách để giải tỏa cảm xúc (ví dụ như con hãy đấm vào gối khi con thấy bực mình, con có thể chọn một nơi an toàn để tới khi con cảm thấy sợ hãi).
10. Nói chuyện với con về cách bố/mẹ đã giải tỏa các cảm xúc tiêu cực như thế nào (bố mẹ hét lên thật to trong nhà tắm, hoặc đọc sách để tĩnh tâm, hoặc chơi xếp gỗ,...)
11. Đọc sách cùng con, đọc các câu chuyện cảm động, có ý nghĩa và cùng con thảo luận về những điều xảy ra trong truyện để hiểu cách nghĩ của con.
12. Khuyến khích con chơi thoải mái với mọi trẻ em khác, không phân biệt tầng lớp - các con sẽ ngày càng cởi mở và thân thiện hơn khi được tiếp xúc với nhiều cá tính khác nhau.
Nguồn: Mum