- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
12 mẹo tuyệt vời làm nguôi cơn ăn vạ của con chỉ sau vài giây
Học cách xử lý những cơn mè nheo, ăn vạ sẽ giúp cha mẹ bớt áp lực hơn trong việc nuôi dạy con.
Những cơn ăn vạ, mè nheo
rất phổ biến ở trẻ 2-3 tuổi. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu hiểu về thế
giới xung quanh mình. Trẻ biết mình muốn gì, nhưng không phải lúc nào
cũng có thể diễn tả một cách rõ ràng. Vì thế, trẻ lựa chọn việc dễ dàng
hơn: lăn ra ăn vạ, gào thét…
Nhưng mè nheo, ăn vạ không phải không có cách giải quyết. Một khi cha mẹ thấu hiểu con mình tốt hơn, họ có thể dễ dàng hơn khi đặt ra các giới hạn, kỷ luật và giao tiếp với trẻ.
Biết nguyên nhân gây ra cơn mè nheo của trẻ
Bạn có thể giúp tránh được màn la hét, khóc lóc vô cùng áp lực của trẻ nếu biết nguyên do khiến trẻ bực bội, khó chịu là gì.
Đừng tạo điều kiện để trẻ cáu giận, ăn vạ
Trẻ sẽ học từ phản ứng của cha mẹ. Do đó, nếu bạn mua gói kẹo cho con sau khi con òa lên khóc, trẻ biết tất cả những gì chúng cần làm là gào khóc để có được thứ mình muốn vào lần tới.
Hãy tìm hiểu lý do khiến trẻ khóc lóc, ăn vạ (Ảnh minh họa).
Không biến màn ăn vạ thành buổi trình diễn
Nếu bạn và con đang ở nơi công cộng, cố gắng tìm một địa điểm nào đó, nơi bạn có thể bình tĩnh trò chuyện với con mà không người xung quanh ngó nghiêng. Đôi khi, bạn không thể lựa chọn được việc này và như thế cũng không sao. Những phụ huynh khác sẽ hiểu bởi chính họ cũng từng trải qua những màn ăn vạ của con nơi công cộng.
Trò chuyện khi trẻ đã bình tâm lại
Khi một đứa trẻ đang trong cơn giận dữ, mè nheo, điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh và không cố gắng nói lý lẽ với trẻ. Một khi cảm xúc của trẻ đã được kiểm soát, hãy dạy bảo, giáo dục và đặt ra giới hạn cho trẻ.
Kỹ thuật làm xao nhãng
Kỹ thuật này giúp bạn tránh 2 điều: cơn giận dữ, ăn vạ của con và việc bạn liên tục phải chuyển sự chú ý giữa điều bạn cố gắng làm và tiếng la hét từ con.
Khi trẻ bắt đầu khóc lóc, hãy áp dụng 12 việc sau:
1. Mời con đi sang một phòng khác
Đưa con ra khỏi tình huống khiến con giận dữ. Thậm chí bước vào phòng ngủ của trẻ để có được chút riêng tư cũng sẽ giúp ích.
2. Đi ra ngoài
Để trẻ chơi trên sân chơi hoặc chạy quanh sân sau để giải phóng năng lượng. Nó có thể không giải quyết được vấn đề nhưng có thể giúp trẻ quay lại với tâm trí yên bình và tỉnh táo hơn.
3. Hát cùng nhau
Hát một bài hát vui vẻ, hài hước để thay đổi tâm trạng. Nhảy nhót và hát bài hát trẻ thích theo cách vui nhộn để giảm bầu không khí căng thẳng.
4. Nếu có thể, hãy nói rằng bạn phải làm gì đó và rời đi
Bạn có thể mời trẻ đi cùng hoặc để trẻ tự bình tĩnh lại trong lúc bạn vắng mặt. Đứa trẻ sẽ hạ hỏa khi bạn đi khỏi và muốn đi theo bạn.
5. Kể một câu chuyện
Kể một câu chuyện về cơn cáu giận, mè nheo của con bạn nhưng dùng nhân vật khác, như một chú chim hay một chú cáo. Lắng nghe tình huống từ những cách tiếp cận khác, theo lối nhẹ nhàng, hài hước có thể giúp trẻ hiểu việc mình đang làm.
Đợi trẻ bình tĩnh trở lại và giải thích cho con hiểu vấn đề (Ảnh minh họa).
6. Kể một chuyện cười
Nó sẽ cải thiện tâm trạng của bạn và cả của con trước khi bạn chính thức ra tay, giải quyết tình huống khiến con bức bối, giận dữ, khó chịu.
7. Nhờ trợ giúp của thú cưng
Hãy để trẻ ôm ấp, vỗ về mèo cưng hoặc cún cưng của mình khi bạn và con cùng trò chuyện về rắc rối vừa xảy ra. Có một việc gì đó để làm có thể giúp trẻ bình tâm trong lúc bạn dạy trẻ những bài học quan trọng về cách quản lý cảm xúc.
8. Giải thích rõ ràng quan điểm của bạn trước cơn mè nheo có thể xảy ra của con
Trước khi rời nhà, hãy bình tĩnh giải thích cho con về nơi bạn cùng con sẽ đến, về việc bạn muốn làm và điều bạn kỳ vọng ở trẻ ("Mẹ sẽ đi siêu thị. Chúng ta chỉ mua sữa thôi, chứ không mua kẹo hay đồ chơi. Con hiểu chứ?"). Đừng biểu hiện ý dọa dẫm trẻ. Thay vào đó, hãy nói bằng giọng yêu thương và quan tâm.
9. Giúp trẻ diễn tả nhu cầu và mong muốn của mình bằng lời
Rất nhiều lần, một đứa trẻ nổi cơn giận dữ, mè nheo bởi vì trẻ không có đủ ngôn từ để diễn tả bản thân. Hãy trao cho con sự chú ý trọn vẹn, bạn có thể giúp con tìm ra từ ngữ để chia sẻ cảm xúc của trẻ.
Đôi khi trẻ ăn vạ chỉ vì không biết diễn tả nhu cầu của bản thân.
10. Hiểu con mình
Không ai hiểu con bạn hơn bạn. Do đó, hãy nghĩ đến những thứ có thể dễ dàng khiến trẻ bị stress. Khi bạn biết con mình muốn gì, bạn có thể giúp con chuẩn bị tinh thần để phản ứng một cách thích hợp.
11. Tạo ra từ khóa
Sáng tạo ra một từ bí mật mà con bạn có thể sử dụng khi trẻ cần nói với bạn điều gì đó quan trọng. Bằng cách này, bạn có thể tìm một nơi riêng tư để nói chuyện, ngay cả khi bạn đang ở nơi có nhiều người xung quanh. Con bạn chỉ có thể nói 1 từ này thay vì la hét, khóc lóc để thu hút sự chú ý của bạn.
12. Sử dụng trí tưởng tượng của bạn
Một khi bạn biết lý do vì sao con cáu giận, ăn vạ, mè nheo, hãy vận dụng linh hoạt những gì bạn đã biết. Bạn có thể nghĩ về một lời giải thích sáng tạo và ngốc nghếch hoặc những cách làm xao nhãng để giúp con bình tâm trở lại. Nhớ rằng, điều quan trọng khi áp dụng kỹ thuật này là không nói dối hay đe dọa con, mà là làm chúng xao nhãng khỏi "cơn bão" và để những cơn cáu giận, ăn vạ, mè nheo đó không trở thành thói quen.
Nguồn: Familyshare