- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 việc cần bỏ ngay nếu không muốn hại con: Việc thứ 2 nhiều bố mẹ và trẻ nhỏ đều mắc
Dạy con: 3 việc này, có lẽ phụ huynh chúng ta ít nhiều đều đã từng nghe tới.
Dạy con: 3 việc này, có lẽ phụ huynh chúng ta ít nhiều đều đã từng nghe tới.
1. Áp đặt con việc gì cũng phải dẫn đầu
"Việc gì cũng phải thắng, không chịu thua" và "không chấp nhận thua" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
"Không chấp nhận thua" là một biểu hiện của sự cầu tiến. Lần này thua, không nản chí, cũng không tìm kiếm lý do lấp liếm, sau này sẽ tiếp tục nỗ lực, có quyết tâm và nghị lực, nhất định sẽ có ngày thắng lợi.
"Không chấp nhận thua" là khái niệm dùng để tự cổ vũ bản thân, tăng cường niềm tin.
Ví dụ đơn giản thế này, một người bạn của tôi bị bệnh về lợi khá nghiêm trọng. Bắt đầu từ năm hơn 20 tuổi, cậu ta thường xuyên bị những cơn đau giày vò nhưng bạn tôi không hề than thở kêu ca gì. Khi đau đến mức phải làm phẫu thuật, cậu ta đã nghĩ thế này:
Mỗi một người sống trên đời đều có chỗ không hoàn thiện, điểm không hoàn thiện của mình chính là bệnh nha chu, hãy chấp nhận nó.
Nếu như để ông trời nghe thấy lời kêu ca của mình rồi ông trời chuyển từ bệnh nha chu sang bệnh khác hoặc phải chịu đựng một nỗi khổ khác, nói không chừng còn tồi tệ hơn thì sao!
Tình huống này ý muốn nói rằng, đừng khổ sở tìm kiếm sự hoàn mỹ, như thế chúng ta mới không trách người rồi tự khiến bản thân sầu não.
"Việc gì cũng phải thắng" - quan niệm này sẽ gây áp lực lên trẻ nhỏ và gây áp lực khi chúng lớn lên.
"Không chấp nhận thua" không phải là việc gì cũng không nhận thua, việc gì cũng phải tranh trước, ở vị trí đầu tiên. Đôi khi, thua người khác chẳng phải việc gì mất mặt, chỉ cần không thua dài hạn, thua không bao giờ thắng được mới cần phải suy nghĩ lại.
Còn "việc gì cũng phải thắng, không chịu thua" thì khác. Quan niệm này khiến bản thân người đó căng thẳng, việc gì cũng phải là mình dẫn đầu, ở trong tình huống nào cũng phải chiếm thế thượng phong.
Liên tục ép, không cho bản thân thả lỏng nhất định sẽ dẫn đến một kết cục thê thảm, đó là mệt mỏi chán nản, vừa đánh mất sức khỏe về thể chất, vừa gây áp lực tinh thần.
Làm cha mẹ, tuyệt đối không nên dạy con hay thậm chí là ép con lúc nào cũng phải là người chiến thắng, người không bao giờ thua.
Quan niệm này không chỉ hại con ngay từ khi còn nhỏ mà khi lớn nên, nó sẽ hình thành nên một tâm lý hiếu thắng, hiếu chiến không chịu thua ai trong mọi việc, điều này sẽ bất lợi cho trẻ trong mọi mối quan hệ xã hội.
2. So sánh
"Người ta có cái gì, chúng ta cũng nhất định phải có thứ đó", quan niệm so sánh này vô cùng tai hại, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều gia đình mà nguồn cơn của nó xuất phát từ sự vun vén cho con, không muốn con mình phải ấm ức, tự ti…
Một người bạn của tôi nói: Chỉ cần con nói ‘người khác có tại sao con không có’ là tôi cảm thấy vô cùng có lỗi với con. Và tôi sẽ tăng ca, làm thêm để có tiền mua thứ đó cho con.
Đừng so sánh con mình với con người khác, cũng không cho phép con mình so bì với người khác trong mọi việc.
Tục ngữ Trung Quốc có câu: "Nhân bỉ nhân, khí tử nhân", (ý chỉ người cứ đi so sánh với người rồi có lúc chết vì tức).
Quả thật, chúng ta hà cớ gì phải thấy nhà khác có thì nhà mình nhất định cũng phải có? Quan niệm này, nếu dạy cho trẻ, một khi trở thành thói quen thì khi trẻ lớn lên sẽ rất nguy hiểm.
Người khác có xe sang, con cũng muốn có; người khác hút xì gà, con cũng muốn thử… Đến lúc này, bố mẹ có hối hận cũng đã quá muộn.
Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày, bố mẹ nên chấm dứt việc so sánh dù là ở trường hợp nào đi nữa và chấn chỉnh ngay khi thấy con có biểu hiện muốn so sánh với bạn bè.
Hãy dạy con trẻ rằng: Người khác có gì đó là việc của họ, chúng ta có gì mới là việc của chúng ta. So sánh là vô cùng.
Mỗi người có một số mệnh khác nhau, nên thứ chúng ta sở hữu cũng khác nhau. Hãy dựa vào năng lực bản thân, những thứ mình có để sắp xếp tốt cuộc sống của mình.
3. Qua loa đại khái
Thói qua loa đại khái nếu hình thành từ bé sẽ khiến trẻ chẳng làm được việc gì lớn trong tương lai.
Chỉ có người nghiêm túc, làm việc đến nơi đến chốn mới có thể gặt hái được những kết quả cụ thể. Và cũng chỉ có những người làm việc nghiêm túc, suy nghĩ nghiêm túc mới đáng tin cậy, mới khiến người khác an tâm và từ đó mới có được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, mở đường cho công việc cứ thế hanh thông.
Vì thế, khi dạy trẻ, hãy dạy thật cẩn thận và nghiêm túc. Bố mẹ không nên hình thành cho trẻ thói quen qua loa đại khái.
Từ nhỏ đã hình thành cho trẻ một thói quen suy nghĩ và làm việc nghiêm túc là bố mẹ đã giúp trẻ định hình một tương lai tươi sáng.
Vì thế, các bậc phụ huynh hãy sớm bồi dưỡng cho con những suy nghĩ tích cực, tránh xa những quan niệm tiêu cực để sau này không phải hối hận vì những việc mình đã làm.
Theo Helino