- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 việc này nếu chưa làm cho con, người làm cha mẹ hãy thực hiện ngay trước khi quá muộn!
Trong số 3 việc cần kíp dưới đây, các bạn đã làm cho con được mấy việc?
Trong số 3 việc cần kíp dưới đây, các bạn đã làm cho con được mấy việc?
Trong thời buổi hiện nay, không có tiền đã là một điều khá bi thảm. Và nếu đặt dưới một phép so sánh ví von thì việc giáo dục con cái không đến nơi đến chốn sẽ gây ra hậu quả còn bi thảm và đáng sợ hơn cả không có tiền.
Để giáo dục con cái một cách đúng mực, người lớn cần hình thành quan niệm giáo dục đúng đắn, nắm bắt tốt các phương pháp pháp giáo dục và tận dụng thật tốt các tài nguyên giáo dục sẵn có.
Trong cuộc đời, con người cần phải được tiếp nhận 3 mô hình giáo dục, đó là giáo dục trong gia đình, giáo dục tại nhà trường và giáo dục từ xã hội. Và đối với một đứa trẻ thì giáo dục gia đình chính là mô hình giáo dục quan trọng nhất.
Thời kỳ thơ bé, một số hành vi, thói quen được hình thành sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời mỗi đứa trẻ sau này. 3 việc dưới đây, bố mẹ bằng mọi cách phải dạy cho con!
1. Bồi dưỡng sở trường cho con từ những điều con hứng thú
Với trẻ nhỏ, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy chúng có một tài năng bẩm sinh nào đó hay không chứ không dễ để nhìn ra được rằng chúng có sở trường cụ thể gì. Sở trường của trẻ thường do bố mẹ trẻ hỗ trợ, bồi dưỡng cho con mà thành, không có đứa trẻ nào sinh ra đã có sở trường.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, bồi dưỡng cho con trẻ cần có mức độ, mọi sự ép buộc hay buông thả đều không phải là cách hay.
Trong xã hội hiện đại, từ khi trẻ còn nhỏ các bậc phụ huynh đã lựa chọn bồi dưỡng sở trường cho con từ những điều trẻ hứng thú. Song trong quá trình bồi dưỡng cũng xảy ra không ít vấn đề.
Ảnh minh họa.
Có trẻ vì bố mẹ buông thả mà trở nên ương bướng hư đốn, có trẻ vì bị bố mẹ ép quá mà bị áp lực, dẫn đến stress. Trên thực tế, cả ép buộc và buông thả đều là những cách sai lầm.
Phương pháp tốt nhất là trong cuộc sống hằng ngày, bố mẹ phát hiện ra những việc con thấy hứng thú của con và kịp thời bồi dưỡng cho con, chuyển hóa nó thành sở thích và sở trường. Nếu phụ huynh chỉ bắt con học mà không chú ý đến phương pháp giáo dục tư tưởng, nhìn vào sẽ thấy rất nghiêm túc nhưng thực tế không hề hiệu quả.
Hứng thú, sở thích của trẻ là tự do cá nhân, bố mẹ không nên can thiếp mà chỉ nên là người đánh thức, giúp đỡ trẻ kiên trì duy trì mà thôi. Và hãy hỗ trợ trẻ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong điều kiện cho phép.
2. Làm phong phú sự hiểu biết của con
Giúp con có nhiều trải nghiệm, mở rộng tầm hiểu biết là thể hiện của những bậc phụ huynh có tầm nhìn xa trông rộng.
Những người có thành tích học tập tốt là những người có chỉ số IQ cao. Người có thể xử lý mọi việc một cách nhanh nhạy, tháo vát, thuận lợi là người có chỉ số EQ cao và người thực sự ưu tú là người khi đã có đủ trải nghiệm, họ sẽ bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống.
Và không còn gì phải bàn cãi, đọc sách chính là một trong những cách hay để tăng cường sự hiểu biết cho trẻ nhỏ.
Mỗi cuốn sách đều mở ra một cửa sổ trước mắt chúng ta, cho chúng ta nhìn thấy một thế giới mới mẻ đầy bất ngờ. Càng cuộn mình một góc, chúng ta càng trở nên lạc lõng và thiếu hiểu biết, lâu dần, chúng ta sẽ không còn đủ tự tin và sự hiểu biết để giao lưu với người khác. Những đứa trẻ cũng vậy.
Ngoài ra, đưa trẻ đi đây đi đó cũng là cách giúp trẻ mở mang tầm mắt, mở rộng tâm hồn và cảm nhận được thực tế thế giới sinh động, mới lạ bên ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ về sau.
Ảnh minh họa.
3. Hãy ở bên con đủ lâu
Trong giáo dục gia đình, việc bố hoặc mẹ luôn ở bên con là điều vô cùng quan trọng.
Hiện nay, có một hiện tượng khá phổ biến: Các cặp bố mẹ trẻ bận rộn với công việc hằng ngày nên phải phó thác việc chăm sóc, dạy dỗ con cái cho ông bà nội ngoại; hoặc các cặp bố mẹ vì bận mưu sinh, làm việc, kiếm tiền mà không có ngày nghỉ hay chẳng thể ở gần con.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà tâm lý học người Mỹ chỉ ra rằng: Một người có thể gặt hái được thành công hay không, 20% phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân về sau và 80% phụ thuộc vào sự dẫn dắt của bố mẹ. Điều này cho thấy giáo dục gia đình quan trọng như thế nào.
Trong giáo dục gia đình, trình độ, sự hiểu biết của người bố thường quyết định đến tầm cỡ mà trẻ có thể đạt được trong tương lai. Trong khi đó, sự tu dưỡng của người mẹ thường ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức và nhân cách của con cái sau này.
Ảnh minh họa.
Bố mẹ cần nỗ lực bỏ thêm thời gian bên con cái, tâm sự chia sẻ với con mọi chuyện trong cuộc sống hằng ngày, cũng có thể kể những câu chuyện thú vị, qua đó phân tích cho con điều hay lẽ phải, cùng chơi đùa với con để con có thể vận động cả về thể chất và trí não.
Các bậc phụ huynh cũng cần nghiêm khắc tự nhắc mình, rằng đến giờ chơi với con, hãy gác mọi việc lại, để điện thoại qua một bên, toàn tâm toàn ý chơi với trẻ. Khi chơi với con, đừng vừa xem điện thoại vừa chơi, như thế sẽ ảnh hưởng, thậm chí là tổn thương đến cảm xúc của con vì bố mẹ sao nhãng, không tập trung lắng nghe hoặc chơi với trẻ.
Lý Gia Thành từng nói rằng: Bất cứ một sự thành công nào trong sự nghiệp cũng đều không thể bù đắp được sự thất bại trong giáo dục con cái.
Tuổi thơ của con chính là giai đoạn bố mẹ có thể nhào nặn nên thiên tài, vì thế, bố mẹ cần tranh thủ bồi dưỡng cho con càng sớm càng tốt, để muộn có thể sẽ phải hối hận!
Theo Trí Thức Trẻ