- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 câu mà cha mẹ rất không nên nói với con cái, đặc biệt là trong những ngày Tết thế này
Hầu như bậc cha mẹ nào cũng đã từng nói với con 5 câu này mà không biết đó lại là những câu tuyệt đối nên tránh bởi tác hại khôn lường của chúng.
Hầu như bậc cha mẹ nào cũng đã từng nói với con 5 câu này mà không biết đó lại là những câu tuyệt đối nên tránh bởi tác hại khôn lường của chúng.
1. "Con bị làm sao thế?"
Theo nhà giáo dục về cuộc sống gia đình Esther Lai, người đã có trên 15 năm kinh nghiệm, những câu nói có thể gây ra sự xấu hổ thế này khiến trẻ nghĩ rằng bản thân chúng rất hư hỏng và có vấn đề trong khi sự thật lại là chỉ có lựa chọn hành động hoặc lời nói của chúng là chưa đúng thôi.
Theo ông Lai, những hành động của trẻ gần như lúc nào cũng như là nỗ lực để đạt được một nhu cầu theo cảm nhận của chúng. Vì vậy, khi trẻ làm một hành động hay nói gì đó khiến bạn thất vọng hay bực mình, thay vì hét lên và mắng mỏ, hãy thử suy nghĩ xem trẻ làm như vậy là vì mục đích gì.
Hãy thử nói: "Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy con?". Hãy lắng nghe giải thích (hay thậm chí là cái cớ mà con đưa ra) trước khi vội kết tội hay mắng mỏ con.
2. "Nếu con mà làm thế một lần nữa thì…"
Trước tiên, nói như vậy là bạn đang đe dọa một đứa trẻ và điều đó sẽ khiến chúng sợ bạn. Thêm nữa "bạn cũng đang làm mẫu cho con thấy cách đạt được thứ chúng muốn (trong trường hợp này là bạn đang cố giành được sự hợp tác của chúng) bằng sự giận dữ và đe dọa". Hãy nhớ rằng rồi một ngày nào đó con bạn cũng sẽ trưởng thành, lớn hơn, nói to hơn và thậm chí có khi còn quyền lực hơn cả bạn.
Hãy thử nói: "Bố/mẹ không hài lòng khi con…" và sau đó dạy con cách làm tốt hơn hay cách sửa lỗi.
3. "Cứ chờ đến lúc bố/mẹ con về rồi xem!"
Ông Lai giải thích "Nói như vậy là chúng ta đang tạo ra nỗi lo sợ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là lo sợ đối với bố/mẹ, người đang không có mặt ở đó khi sự việc xảy ra". Nó cũng thể hiện sự thiếu tự tin của chúng ta khi rèn kỷ luật cho con và phải đẩy trách nhiệm cho người khác.
Thay vào đó, với tư cách là phụ huynh, bạn phải giải quyết vấn đề liên quan đến kỷ luật ngay lập tức và sau đó mới cho con biết rằng bạn sẽ nói lại với bố/mẹ chúng sau.
4. "Đừng có mà cãi bố/mẹ!"
Đặt câu hỏi, phân tích và tranh luận – chúng đều là những phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ và rất quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ thông minh biết thắc mắc về những thứ đã và đang tồn tại và cấu tạo nên những thứ mới.
Thay vì vùi dập không cho con cơ hội, hãy để con nói lên ý kiến của chúng. Ông Lai cho biết "Có tình huống và có cả những cảm xúc. Biết được sự liên kết giữa cảm xúc và cách hành xử, và sau đó dạy cho con cách xử lý những cảm xúc đó là vô cùng quý giá trong quá trình nuôi dạy con".
5. "Con đang khiến bố/mẹ phát điên đấy!"
Câu nói này sử dụng cảm giác tội lỗi để thôi thúc trẻ thay đổi. Và mặc dù chúng ta có thể cảm thấy rằng con mình đang khiến mình phát điên, phát hỏa nhưng việc hét vào mặt con chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn vì nó cũng làm khơi lên cảm giác tức tối và thất vọng ở trẻ.
Hãy thử nói: "Bố/mẹ rất yêu con nên không muốn tranh cãi với con về vấn đề này. Bố/mẹ sẽ cần một ít thời gian cho đến khi bình tĩnh và sau đó chúng ta sẽ nói chuyện về vấn đề này khi cả bố/mẹ và con đều sẵn sàng". Sau đó hãy đi ra chỗ khác để có thể suy nghĩ một cách thấu đáo và thông suốt về những gì con bạn muốn.
Theo Helino