- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 kiểu dạy con sai lầm mà mẹ Việt nào cũng mắc ít nhất một lần
Con ngã lại “đánh chừa” cái ghế hay con không thích vẫn ép “phải nghe bố mẹ” là những sai lầm vô cùng lớn trong cách dạy con.
Con ngã lại “đánh chừa” cái ghế hay con không thích vẫn ép “phải nghe bố mẹ” là những sai lầm vô cùng lớn trong cách dạy con.
Dạy con là một cuộc hành trình đầy vất vả với cả cha và mẹ. Người ta hay ví việc nuôi dạy một đứa trẻ giống trồng một cái cây, để cây tươi tốt đầu tiên cha mẹ phải học cách vun xới, dọn cỏ. Để nuôi dạy 1 đứa trẻ ngoan cũng như vậy
Thế nhưng, đối một số bà mẹ Việt, dù yêu con vô cùng nhưng đôi khi lại chọn cho mình cách nuôi có thể là sai lầm.
1. “Thương cho roi cho vọt”
Hẳn chúng ta không còn lạ với hình ảnh con mắc lỗi, ông bà, bố mẹ thi nhau quát mắng, thậm chí đánh đập con vì nghĩ chỉ có làm vậy con mới nhớ, lần sau không mắc sai lầm tương tự. Đây là lỗi dạy con nghiêm trọng nhất mà nhiều cha mẹ Việt đang mắc phải.
Đánh đòn là cách nhiều cha mẹ Việt hi vọng con sẽ hiểu chuyện hơn. (ảnh minh họa)
Các ông bố bà mẹ nên biết rằng đánh trẻ là điều cần tránh. Bởi khi bị đánh, lâu dài đứa trẻ sẽ hình thành cảm giác tự ti, rụt rè, sợ sệt, cuối cùng là “nhờn” đòn và trở nên lì lợm.
Một roi của cha mẹ có thể lành trên thân thể trẻ rất nhanh nhưng lại hằn in trong trí óc, ám ảnh con tới khi trưởng thành. Thay vì đánh mắng, bạn nên ngồi lại, giải thích cho trẻ hiểu chúng sai ở đâu và tìm cách tháo gỡ.
2. Ép trẻ phải theo ý của bố mẹ
Nhiều ông bố, bà mẹ Việt tự cho mình quyền ép buộc con cái phải theo ý mình mọi lúc mọi nơi vì nghĩ rằng làm thế là tốt cho trẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là sai lầm trong cách dạy con vô cùng nguy hại cha mẹ nên tránh. Cách dạy con này sẽ khiến trẻ luôn sống trong trạng thái căng thẳng, không thể vui vẻ, thoải mái để phát triển hết khả năng của mình.
Ép con làm theo ý mình là cha mẹ đang giết chết sự tự tin trong con. (ảnh minh họa)
Thay vì ép con làm theo ý mình, cha mẹ hãy học cách tôn trọng ý kiến của trẻ, luôn tâm sự, trao đổi với trẻ về tất cả những vấn đề trong cuộc sống, việc còn lại hãy để trẻ tự lựa chọn, tự quyết định.
Sự tự chủ đi kèm với giảng dạy này sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần, tăng cường tính tự lập và khả năng chịu trách nhiệm về những gì liên quan đến trẻ.
3. Thỏa hiệp với con
Thường trong các gia đình Việt, khi có một đứa trẻ, mọi sự chú ý sẽ được tập trung vào đó. Từ chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, nếp sinh hoạt của toàn thể gia đình đều thay đổi theo nề nếp của trẻ. Bên cạnh những nhu cầu chính đáng của trẻ như ăn, ngủ, vui chơi... còn có vô số những đòi hỏi của trẻ con bố mẹ Việt cũng đáp ứng hết. Đó chính là lý do khiến trẻ nảy sinh thói mè nheo, ăn vạ…
Đừng bao giờ nói "con ngoan rồi mẹ thương". (ảnh minh họa)
Hình thức thỏa hiệp dễ gặp nhất trong các gia đình Việt đó là dùng các phần thưởng hoặc các món quà. “Con ăn hết miếng này mẹ cho con đi chơi”, “ngoan rồi mẹ thương”, “học xong mẹ cho con chơi game”... và muôn vàn câu khác tương tự đang vô tình làm hư trẻ mà cha mẹ không hề hay biết.
Trẻ sống trong môi trường toàn sự thỏa hiệp như vậy sẽ hình thành tính thích mặc cả, luôn nghĩ mình là trung tâm và mọi chuyện luôn phải theo ý mình. Đừng dạy con như vậy.
Hãy nói cho con biết rằng đó là trách nhiệm của con, nếu con muốn thứ gì, con phải làm 1 việc khác để đổi lấy. Ví dụ như nếu con muốn mua đồ chơi, hãy dọn dẹp, giặt đồ,.. cho mẹ (không phải cho con) sau đó mẹ sẽ trả lương cho con, khi đủ tiền con có thể mua món mà con thích để tạo cho trẻ tính tự lập.
4. Đổ lỗi cho người khác
Con bị vấp cái ghế té, khóc thì mẹ liền đánh cái ghế "cái ghế hư" mà không dạy con cách bước qua chướng ngại vật, tự đứng dậy sau té ngã mà chỉ lấy đổ thừa cho điều gì khác để an ủi con.
Hãy giúp con đứng lên chứ đừng đổ lỗi tại đồ vật vô chi làm con ngã. (ảnh minh họa)
Điều này tưởng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân chính hình thành tính cách bảo thủ, khó tiếp thu và không bao giờ nhìn nhận lại bản thân của con sau này. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà la toáng lên khi con mắc lỗi hay cấm đoán con không được khám phá mọi ngóc ngách trong nhà, giáo dục như vậy là thiếu cảm thông và sự chia sẻ.
Trong trường hợp này, hãy bình tĩnh giải quyết hậu quả con gây ra, hoặc trấn an con khi con bị đau rồi an ủi nhẹ nhàng, đợi con nguôi ngoai rồi giải thích cho con hiểu việc làm của con là sai, tại sao sai và con nên tránh… gì để trẻ hiểu vấn đề.
5. So sánh con mình với ''con người người ta''
Mỗi lần con mắc lỗi, bố mẹ Việt đặt trẻ lên “bàn cân” để trách móc, mỉa mai. Tuy việc so sánh này của các ông bố, bà mẹ là nhằm mục địch giúp con biết nhìn bạn nhìn bè để cố gắng, nhưng điều này sẽ chẳng thể có được khi việc so sáng trở thành tâm nguyện này của các ông bố, bà mẹ sẽ không bao thành hiện thực nếu mẹ cứ so sánh con quá nhiều.
Cha mẹ nên học cách cảm thông và chia sẻ với con. (ảnh minh họa)
Thay vào đó, hãy học cách hiểu và nhìn nhận con với những giá trị của chính con. Hãy giúp trẻ học cách đối mặt với khó khăn và tìm kiếm thành công từ những khả năng tiềm tàng của mình.
Theo Khám Phá