- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
7 cách ra lệnh ai cũng tâm đắc: "Giá ngày xưa bố mẹ nói vậy, con đã nghe răm rắp"
Muốn "nói sao cho trẻ chịu nghe" thực ra không khó như mẹ tưởng.
Muốn "nói sao cho trẻ chịu nghe" thực ra không khó như mẹ tưởng.
1. Khi trẻ chưa muốn lên giường đi ngủ: Mẹ nên đưa ra một sự lựa chọn hấp dẫn và có tính thuyết phục đối với trẻ thay vì ra lệnh cho trẻ
- Nên:
Còn 10 phút nữa đến giờ đi ngủ rồi, con thích đánh răng rửa mặt trước hay nghe kể chuyện trước?
- Không nên:
Không được chơi nữa, muộn thế này rồi mà còn chưa về phòng ngủ, phải để mẹ nói bao nhiêu lần nữa, nhanh lên!
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ ạ, con không muốn đi ngủ khi chưa buồn ngủ, có thể con muốn đọc quyển sách hay mà con thích thêm một chút nữa, hay làm những việc thú vị nào đó, bố mẹ hãy đừng làm đứt quãng niềm vui của con, bố mẹ có thể quy định thời gian biểu cụ thể, con sẽ nghiêm túc làm theo và sẽ dần dần có ý thức điều chỉnh đồng hồ sinh học của con theo lịch mà bố mẹ đã đặt ra.
2. Khi con lề mề: Thay vì cáu gắt, nổi nóng với trẻ, hãy đưa ra những phương án để con tự lựa chọn dù là tốt hay xấu
- Nên:
Còn 5 phút nữa cả nhà mình phải xuất phát rồi, con có muốn mặc quần áo không hay chỉ cầm trên tay? Con muốn dùng ba lô nào đi học?
- Không nên:
Con còn làm gì đấy? Muộn đến nơi rồi con có nhanh lên không?
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ ạ, trong những lúc con lề mề thì bản thân con cũng chưa nhận ra được điều đó, đặc biệt là khi con đang mải mê chơi một món đồ chơi mà con yêu thích thì con cũng không có ý thức về thời gian. Nếu bố mẹ thúc giục con, con sẽ làm theo một cách “vô thức” và từ những lần sau con vẫn không tự ý thức được về sự chậm trễ của mình.
3. Khi trẻ nói “Không”: Thay vì áp đặt trẻ làm theo ý muốn của mình thì mẹ nên tôn trọng suy nghĩ và ước muốn của trẻ
- Nên:
Được rồi, con có thể nói “không”, thế nhưng bố mẹ muốn biết lý do vì sao thì bố mẹ mới hiểu được chứ? Con nói đi
- Không nên:
Trẻ con thì biết cái gì, con thì biết cái gì, bố mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ à, khi con nói “không” là lúc con muốn trải nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay là sai và muốn chứng tỏ với bố mẹ rằng con đã bắt đầu lớn, dù quyết định của con là đúng hay là sai thì con cũng sẽ biết để rút kinh nghiệm cho bản thân mình, con hy vọng bố mẹ tôn trọng và cho con có cơ hội tự trưởng thành.
4. Khi trẻ không may làm hỏng đồ
Thay vì trách móc trẻ thì mẹ nên tỏ thái độ bao dung với lỗi lầm của trẻ, dẫn dắt suy nghĩ về phương pháp giải quyết tình thế.
- Nên:
Không sao đâu, rút kinh nghiệm lần này, lần sau con sẽ cẩn thận hơn. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, bố mẹ cũng vậy, chúng ta thử xem có chữa được chúng hay không nhé!
- Không nên:
Con xem con này, con có biết con vừa làm hỏng món đồ có trị giá bao nhiêu tiền không? Lần sau không bao giờ mẹ mua cho con cái gì nữa
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ à, khi làm hỏng một món đồ nào đó, con đã rất lo lắng và sợ hãi. Nếu bố mẹ bao dung và cho con cơ hội để sửa sai thì chắc chắn lần sau con sẽ cẩn thận và chú ý hơn.
5. Khi trẻ có tâm trạng và muốn ở một mình: Thay vì chất vấn và cố gắng tìm ra nguyên nhân thì hãy tôn trọng và dành cho con một không gian riêng tư
- Nên:
Con à! Hôm nay con có chuyện không vui đúng không? Mẹ có thể giúp gì cho con không, nói cho mẹ biết nếu con cần một người để tâm sự.
- Không nên:
Mẹ đang nói chuyện với con đấy, có chuyện gì mà lại không nói năng gì rồi?
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ à, thực ra cũng không có chuyện gì xảy ra với con hết chỉ là đôi lúc con cần được ở một mình, cũng có thể để suy ngẫm về bí mật của bản thân, có thể là con muốn dành thời gian để nghĩ về một việc mà con cho là quan trọng. Mong bố mẹ hãy thông cảm và tôn trọng con.
6. Khi trẻ không chia sẻ đồ chơi với người khác: Thay vì ép buộc con phải chia sẻ cùng người khác bạn hãy đưa ra vài lời gợi ý để con có thể đưa ra phương án chia sẻ đồ chơi của mình với người khác.
- Nên:
Con nghĩ sao nếu bây giờ con chơi trước 5 phút sau đó cho bạn mượn để chơi 10 phút, con lại chơi tiếp 10 phút sau đó con sẽ rủ bạn chơi trò khác?
- Không nên:
Con phải biết chia sẻ chứ, cho bạn chơi cùng đi.
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ à, đối với những món đồ mà con ưa thích thì thật sự con không muốn chia sẻ chúng với ai khác, con sợ họ không trân trọng chúng như con và làm hỏng đồ chơi của con. Nếu bố mẹ giúp con đưa ra những lời gợi ý hợp lý để con có thể chơi cùng bạn thì con sẵn sàng chia sẻ đồ chơi với bạn.
7. Khi trẻ “ăn vạ” để đạt được mục đích: Thay vì mắng con thì hãy kiên nhẫn để nói chuyện cùng con
- Nên:
Con đừng khóc nữa, mẹ sẽ cùng con giải quyết mọi việc, con có thể nói cho mẹ biết con đang nghĩ gì không?
- Không nên:
Khóc, khóc, khóc, lúc nào cũng chỉ biết khóc, khóc thì giải quyết được việc gì cơ chứ? Khổ quá, sao tôi lại có một đứa con như vậy cơ chứ?
- Suy nghĩ của con trẻ:
Bố mẹ à, khóc là một ưu thế của chúng con. Trước đây nhờ áp dụng nó mà con đã đạt được những gì con muốn. Vì vậy, chúng con muốn khố để xem phản ứng của bố mẹ đối với mỗi hành động của con; cũng có thể khóc là hình thức duy nhất để con thể hiện ước muốn và cảm xúc của mình, có nhiều lúc con vẫn chưa học được cách nói chuyện hay thỏa hiệp cùng những người lớn, nếu bố mẹ chịu kiên nhẫn để khơi gợi dần những suy nghĩ trong con thì con tin con sẽ không phải “ăn vạ”.
Theo Khám Phá