- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
7 quy tắc vàng để nuôi dạy được một đứa trẻ hạnh phúc, bố mẹ nhất định không được bỏ qua
Muốn cho con đạt được hạnh phúc lâu dài trong cả cuộc đời, bạn không nên bỏ qua 7 quy tắc vàng sau đây.
Muốn cho con đạt được hạnh phúc lâu dài trong cả cuộc đời, bạn không nên bỏ qua 7 quy tắc vàng sau đây.
Gia tăng sự kết nối
Cách chắc chắn nhất để giúp con đảm bảo hạnh phúc cả đời là giúp chúng được kết nối với mọi thứ xung quanh, từ bố mẹ, đến các thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, thậm chí là cả thú cưng.
Ảnh minh họa.
Theo Edward Hallowell, nhà tâm lý học trẻ em, tác giả cuốn sách với tiêu đề tạm dịch là Gốc rễ của niềm hạnh phúc lúc trưởng thành bắt nguồn từ tuổi ấu thơ, một đứa trẻ được kết nối chính là chìa khóa dẫn đến niềm hạnh phúc.
Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những kết nối về mặt xã hội là cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong việc đem lại một cuộc sống sung túc về mặt tinh thần cho một đứa trẻ.
Đừng cố làm cho con bạn hài lòng
Nghe thì có vẻ mâu thuẫn, nhưng cách tốt nhất để bảo đảm hạnh phúc lâu dài cho con bạn là đừng có gắng làm chúng hài lòng trong thời gian ngắn hạn.
Nếu chúng ta đáp ứng mọi mong ước và nhu cầu của con đúng theo ý chúng thì khi lớn lên, chúng sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với hiện thực, vì thế giới sẽ không vận hành theo cách đó.
Đây chính là lời khuyên của Bonnie Harris, một chuyên gia về dạy con tại Mỹ, tác giả cuốn sách với tiêu đề tạm dịch là Khi con cái khiến bạn giận dữ và cách bạn giải quyết vấn đề.
Hãy nhận ra rằng bạn không có trách nhiệm khiến con bạn lúc nào cũng phải vui vẻ. Những bậc cha mẹ suy nghĩ theo kiểu này thường gặp khó khăn trong việc giúp con trải nghiệm cảm xúc giận dữ, buồn khổ hay thất vọng.
Một khi biết được thực tế nói trên, bạn sẽ ít có xu hướng "sửa chữa" cảm xúc của con, chấp nhận lùi lại đằng sau và cho con cái phát triển kỹ năng đối mặt để giải quyết những vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Nuôi dưỡng niềm hạnh phúc của bản thân
Trong khi ta không thể kiểm soát hạnh phúc của con cái, chúng ta lại có trách nhiệm với hạnh phúc của chính bản thân mình. Và bởi vì trẻ con sẽ hấp thụ mọi điều từ chúng ta, nên tâm trạng của bố mẹ rất quan trọng với chúng.
Ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Bob Murray, tác giả cuốn sách với tiêu đề tạm dịch là Để nuôi dạy những đứa con lạc quan: Một kế hoạch đã được chứng minh cho những đứa trẻ không bị trầm cảm, bố mẹ hạnh phúc thì khả năng con cái hạnh phúc cũng sẽ cao hơn.
Trong khi đó, những đứa trẻ có bố mẹ bị trầm cảm sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi.
Khen những việc đúng đắn, không khen bừa bãi
Nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen khen vống lên mỗi khi con đạt được một thành tích nhỏ nào đó. Điều này có thể đem đến những kết quả ngược lại.
Khi bạn khen con quá thường xuyên và quá đà, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng nó phải liên tục cố gắng để có được sự hài lòng của bố mẹ. Nếu nó không thành công, bố mẹ sẽ không còn yêu nó nữa.
Hãy động viên những nỗ lực hay sự sáng tạo của con thay vì khen các đặc điểm của con, như thông minh, xinh đẹp, đáng yêu, vì điều này có thể ảnh hưởng tới sự tự tin của chúng sau này.
Nếu chúng lớn lên và tin rằng mình bị đánh giá bởi những thứ ngoài tầm kiểm soát, chúng sẽ trở nên mất phương hướng và có thể biến thành người thiếu tự tin trong cuộc sống.
Cho phép con thành công và thất bại
Hãy cho con những cơ hội để học các kỹ năng mới. Chính sự thành thạo các kỹ năng này sẽ giúp xây dựng lòng tự trọng cho con.
Ví dụ như trước năm 4 tuổi, hầu như mọi điều bọn trẻ làm đều là cơ hội đạt được sự thành thạo, vì tất cả đều mới mẻ với chúng, từ tập bò, đến tập đi, ăn uống, tự mặc quần áo hay ngồi bô, v.v.
Việc của bố mẹ là lùi lại đằng sau, để trẻ tự làm những gì có thể. Trẻ có thể thất bại ở những lần đầu tiên, nhưng sau đó, khi nỗ lực và thành công, trẻ sẽ có thái độ lạc quan và tích cực với những thách thức trong cuộc sống.
Hãy đặt ra trách nhiệm cho trẻ
Con người có xu hướng cần được công nhận và điều này có liên quan mật thiết đến cảm giác hạnh phúc của mỗi người.
Vì thế, bạn càng giúp con nhận biết rằng chúng đang đóng góp công sức đối với gia đình bằng cách giúp bố mẹ việc nhà thì chúng càng cảm thấy bản thân có giá trị, từ đó nâng cao sự hài lòng của đứa trẻ.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, dạy trẻ làm việc nhà còn giúp trẻ hoàn thiện nhiều kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, giúp trẻ tự lập và đối phó được với nhiều hoàn cảnh bất ngờ có thể xảy ra khi chúng lớn lên.
Thường xuyên dạy trẻ về lòng biết ơn
Nghiên cứu tại Đại học California, Mỹ cho thấy những người viết nhật ký bày tỏ sự biết ơn hàng ngày hoặc hàng tuần cảm thấy lạc quan hơn và dễ đạt được các mục tiêu hơn.
Với trẻ con, việc bắt chúng viết nhật ký mỗi ngày có thể là điều khó khăn, nhất là với các bé chưa biết chữ.
Ảnh minh họa.
Nhưng bạn có thể giải thích để chúng hiểu khi có được điều gì đó, chúng cần cảm ơn những ai, ví dụ như cảm ơn mẹ vì bữa cơm ngon, cảm ơn bố đã giúp chúng tập xe đạp hay người bạn hàng xóm đã cho chúng mượn đồ chơi, v.v...
Thói quen biết ơn này sẽ nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, nâng cao sự gắn kết giữa người với người và là tiền đề cho những sự giúp đỡ qua lại giữa trẻ và những người khác, trực tiếp đem lại niềm hạnh phúc cho trẻ.
Theo Trí Thức Trẻ