- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 dấu hiệu chứng tỏ trẻ có chỉ số EQ cao và rất dễ thành công sau này
Các chuyên gia đã chỉ ra những dấu hiệu này ở trẻ để bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết.
Khi trí tuệ xúc cảm (Emotional Quotient) đang dần được coi là quan trọng hơn trí thông minh, các chuyên gia cũng đã chỉ ra những dấu hiệu này ở trẻ để bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết.
Bất kì người mẹ nào cũng biết rằng trẻ em giống như bọt biển và liên tục bắt chước theo những gì chúng thấy và nghe được trong quá trình lớn lên. Nếu đa phần chúng ta vẫn thường nghĩ rằng trẻ phát triển tốt là đạt được những dấu mốc nhất định, nhận biết màu sắc hay đếm được đến 10... thì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trí thông minh về mặt cảm xúc cũng rất quan trọng, thậm chí là quan trọng hơn trí thông minh bình thường đối với sự thành công trong tương lai của trẻ.
Trí tuệ xúc cảm hay EQ (viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" – chỉ số cảm xúc) là khả năng nhận thức, hiểu, truyền đạt và kiểm soát cảm xúc. EQ cao giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như kỹ năng ứng xử, lãnh đạo, làm việc trong nhóm... EQ là nền tảng cho sự thành đạt của bé sau này.
Vậy chỉ số này ở bé nhà bạn có cao không, làm sao để biết và đo lường được? Sau đây là 8 dấu hiệu mà các chuyên gia đến từ Viện Gottman đã chỉ ra:
1. Trẻ khóc
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ bộc lộ hết mọi cảm xúc bởi nó giúp trẻ cảm thấy được an toàn và được lắng nghe (Ảnh minh họa).
Khả năng bộc lộ cảm xúc là một trong những điều đầu tiên mà chúng ta học được từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi lớn lên khả năng này có thể bị kìm nén, bởi mọi người luôn bảo chúng ta phải ngừng khóc - đây là điều phải dừng lại ngay. Thay vào đó, chúng ta nên khuyến khích trẻ bộc lộ hết mọi cảm xúc, bởi như thế không chỉ giúp trẻ cảm thấy được an toàn, được lắng nghe, mà thực chất còn là một dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.
2. Trẻ biết thông cảm
Nhận biết tình trạng cảm xúc của người khác và thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông không phải là một kỹ năng dễ dàng học được ở người lớn, chứ chưa nói gì đến trẻ em. Nếu trẻ biết ôm bạn khi thấy bạn buồn, hay muốn giúp đỡ những đứa trẻ khác ở sân chơi, thì đó chính là dấu hiệu của sự thông cảm.
3. Trẻ có thể kể tên cảm xúc
Các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên khuyến khích trẻ kể ra tên cảm xúc của chúng. Việc xác định được cảm xúc hay sự kiện cụ thể khiến trẻ thấy buồn, tức giận, sợ hãi... sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn những điều này tái diễn trong tương lai, và giúp giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Đây là một trong những yếu tố mấu chốt của trí tuệ xúc cảm.
4. Trẻ nói chuyện với bố mẹ
Trò chuyện với bố mẹ cũng là 1 cách giúp trẻ trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc (Ảnh minh họa).
Bộc lộ cảm xúc và từ đó tạo liên kết với những người khác là cách để trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc. Bố mẹ nên khích lệ trẻ nói chuyện, tâm sự khi con gặp bất kì vấn đề gì và kết nối với trẻ về mặt cảm xúc để giúp con giải quyết các vấn đề mà con đang gặp phải.
5. Trẻ tò mò
Cởi mở và luôn muốn học hỏi thêm về thế giới xung quanh là một dấu hiệu của trí tuệ xúc cảm. Nếu con bạn liên tục hỏi "vì sao" hay bị cuốn hút bởi những câu chuyện về cách mọi người vượt qua khó khăn, thử thách thì bạn hoàn toàn nên khuyến khích trẻ tiếp tục làm như vậy.
6. Trẻ biết lắng nghe
Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cảm xúc cao thường là những trẻ biết lắng nghe những câu chuyện của người khác. Bố mẹ cũng hoàn toàn có thể dạy trẻ cách lắng nghe mọi người.
7. Trẻ thích nghi tốt với những thay đổi
Nếu bé nhà bạn cảm thấy dễ dàng với những thay đổi trong thói quen, nề nếp thì nghĩa là chúng đã học được một yếu tố then chốt của trí tuệ xúc cảm rồi đấy (Ảnh minh họa).
Đây cũng là điều khó khăn với người lớn, đặc biệt là những thay đổi không được suôn sẻ như dự định. Nếu bé nhà bạn cảm thấy dễ dàng với những thay đổi trong thói quen hay có thể kiểm soát được những tin không mong đợi hay đáng thất vọng, thì tin vui là chúng đã học được một yếu tố then chốt của trí tuệ xúc cảm rồi đấy. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển khả năng này bằng cách làm mẫu cho trẻ cách ứng xử khi gặp những tình huống không mong đợi hay khủng hoảng.
8. Trẻ có thể giữ bình tĩnh
Đa số mọi đứa trẻ khi còn nhỏ không học được kỹ năng kiểm soát cảm xúc và xử lý chuyện ngoài ý muốn. Bố mẹ nên vỗ tay khen ngợi trẻ khi chúng phát triển được kỹ năng như biết hít thở sâu, đếm, biết cách để bình tĩnh... Đây là những kỹ năng khó nhưng vô cùng quan trọng.
Theo Helino