- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9 điều cha mẹ không nên cấm cản con cái
Ngăn cấm con đôi khi không mang lại tác dụng mà chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy không an toàn và làm chậm sự phát triển của con.
Ngăn cấm con đôi khi không mang lại tác dụng mà chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy không an toàn và làm chậm sự phát triển của con.
1. Đặt câu hỏi
Khi một đứa trẻ lớn lên và khám phá thế giới xung quanh, như một sự tự nhiên, chúng sẽ không ngừng đặt câu hỏi. Cha mẹ sau một ngày làm việc mệt mỏi đôi khi sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời hết những câu hỏi của con. Tuy nhiên, thực tế, thời gian bên con không chỉ giúp con phát triển tốt mà còn tạo nên sự kết nối sâu sắc giữa cha mẹ và con, ngay cả khi chúng đã trưởng thành.
2. Khóc
Trẻ con cảm thấy mọi thứ xung quanh sinh động hơn rất nhiều so với người lớn. Đừng cấm con bạn khóc hay làm chúng xấu hổ chỉ vì khóc. Điều tốt nhất là hiểu được vì sao chúng khóc và tìm ra cách giải quyết phù hợp cho vấn đề.
3. Tham lam
Trẻ con cũng có quyền có những thứ của riêng mình giống người lớn. Vì vậy đừng bao giờ trách con nếu chúng tỏ ra tham lam hay ích kỷ
4. Nói "không"
Con cái không phải là một thứ cha mẹ được sở hữu. Chúng là một thành viên trong gia đình và cũng có những quyền lợi của riêng mình. Cấm con nói "không" có nghĩa cha mẹ đang xâm phạm quyền của con. Thay vào đó, hãy tìm một thỏa thuận hoặc một cách giải thích với con tại sao đôi khi chúng phải làm những việc mà chúng không muốn.
5. Ồn ào
Đừng phá hỏng tuổi thơ của con. Hãy để chúng hát những bài hát yêu thích và ồn ào. Đây là khoảng thời gian duy nhất mà chúng có thể tự do làm như vậy.
6. Sợ hãi
Trẻ con có thể trở nên sợ hãi khi gặp bác sĩ hay một người họ hàng xa lạ. Đó là điều hết sức bình thường. Đừng làm trẻ xấu hổ vì sợ hãi. Hãy cho con biết cha ẹm đang ở bên cạnh rồi nên con không có gì phải sợ cả.
7. Có những bí mật
Càng lớn, con càng cần có sự riêng tư. Cha mẹ nên biết chuyện gì đang diễn ra trong cuộc sống của con nhưng đừng xâm phạm. Niềm tin của con là vô giá. Cha mẹ tốt nhất không nên mạo hiểm đánh đổi niềm tin này khi đọc trộm nhật ký hoặc ép con tiết lộ những bí mật.
8. Cảm thấy tức giận hoặc ghen tị
Trẻ con cũng có quyền bộc lộ những cảm xúc tiêu cực. Hãy nhớ rằng sức mạnh ý chí của trẻ chưa đủ mạnh như người lớn và chúng vẫn gặp khó khăn trong việc làm chủ cảm xúc. Do đó, hãy để con bộc lộ cảm xúc tự nhiên, dù cho đó là cảm xúc tiêu cực.
9. Mắc lỗi
Không ai thích mắc lỗi và trẻ con cũng vậy. Các con sẽ cảm thấy thật tồi tệ khi bị bố mẹ la mắng mỗi khi gây lỗi lầm. Sau mỗi lần bị mắng, con sẽ không muốn tự làm bất cứ việc gì nữa.
Theo VietNamNet