- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9 sai lầm này của cha mẹ khiến trẻ nói dối, thế mà cứ đổ lỗi do con
Dường như đối với cha mẹ thì việc trẻ nói dối là một lỗi rất nghiêm trọng. Thế nhưng liệu lời nói dối đó có phải hoàn toàn là lỗi ở trẻ hay không?
- Từ quan điểm tuyển dụng của tỷ phú Jack Ma, cha mẹ hãy bồi đắp ngay những điều sau khi con còn nhỏ
- Từng bị cô giáo kì thị vì thuận tay trái, sau một thời gian Đỗ Nhật Nam thuận cả hai tay vì được mẹ dạy cách làm vô cùng dễ dàng
- "Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng", bé trai bí mật làm điều này!
Dường như đối với cha mẹ thì việc trẻ nói dối là một lỗi rất nghiêm trọng. Thế nhưng liệu lời nói dối đó có phải hoàn toàn là lỗi ở trẻ hay không? 9 sai lầm của cha mẹ dưới đây đã góp phần đẩy con mình thành người nói dối.
Trong chúng ta, hầu như ai cũng đã từng nói dối. Trẻ em cũng vậy. Và đã có rất nhiều các cha mẹ cảm thấy bất lực khi con mình cứ nói dối liên tục dù họ có đưa ra sự trừng phạt nghiêm khắc như thế nào.
Tuy nhiên, nói dối không phải là lỗi hoàn toàn của trẻ. Đôi khi, đó là sự tưởng tượng của chúng, hoặc trẻ đã quên mất sự việc khi cha mẹ hỏi tới, hay đơn giản là trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ buồn vì mình… Sợ sự thất vọng, sợ sự trừng phạt hay muốn mình hoàn hảo hơn trong mắt cha mẹ cũng là những lý do khiến trẻ nói dối.
9 sai lầm thường gặp sau đây sẽ giúp cha mẹ phần nào nhìn lại mình xem có đang vô tình đẩy con mình thành người nói dối hay không:
1. Trẻ nói dối vì sợ bị phạt
Nếu cha mẹ luôn cho rằng con của mình là những đứa trẻ không thông minh, thường xuyên la hét và đổ lỗi cho chúng về mọi thứ, thì lâu ngày trẻ sẽ không còn muốn học điều gì là đúng, việc gì là tốt nữa, bao gồm cả việc nói thật.
Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng giao tiếp với con mình như một người bạn, giải thích rõ cho trẻ hiểu rằng chúng đã làm sai điều gì và không nên khiến con cảm thấy có lỗi trong tất cả mọi chuyện. Bằng cách này, trẻ sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực.
2. Cha mẹ thường xuyên nói dối
Trẻ em là bản sao của cha mẹ. Bởi khi sống trong một môi trường mà cha mẹ thường xuyên nói dối lẫn nhau hoặc với người khác mà trẻ biết được thì trẻ sẽ học cách ngừng nói sự thật.
Giải pháp cho vấn đề này là cha mẹ hãy học cách nói thật. Hãy luôn trung thực với chính mình.
3. Trẻ sợ bị mọi người chê cười
Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu như mụ phù thủy ở truyện cổ tích thì mới có những hành động xấu như vậy. Thế nên, nếu lỡ trẻ có làm việc gì đó không đúng thì việc đầu tiên chúng nghĩ đến là nói dối để không ai biết chuyện đó. Trẻ rất sợ nếu nói thật thì mọi người sẽ cười chê.
Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng từng mắc phải sai lầm. Nhưng quan trọng là người tốt thì phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.
4. Cha mẹ luôn mong trẻ trả lời theo đúng ý mình
Cha mẹ thường hay hỏi trẻ nhưng lại chỉ mong chờ một đáp án mà mình hài lòng nhất. Ví dụ: cha mẹ hỏi "Có ngon không con?", nhưng lại bỏ qua những biểu cảm phi ngôn ngữ rất rõ ràng ở trẻ, rằng trẻ không muốn ăn những thức ăn này một chút nào.
Cách tốt nhất trong trường hợp này là cha mẹ nên để trẻ được lựa chọn "Con muốn ăn gì nào?".
5. Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự
Đôi khi trẻ nghĩ là nên nói dối để làm vui lòng mọi người. Chẳng hạn cha mẹ tặng cho trẻ một chiếc xe điều khiển từ xa, trẻ tỏ ra vui sướng. Thế nhưng, ẩn sâu trong lòng chúng là nỗi thất vọng vì trẻ mong một chiếc máy bay điều khiển từ xa chứ không phải là ô tô.
Cách ứng xử này đúng trong một số trường hợp, cho nên, cha mẹ có quyền quyết định xem có muốn trẻ thể hiện đúng cảm xúc suy nghĩ của mình hay không.
6. Trẻ nói dối vì trẻ không nhớ sự việc
Trong trường hợp này trẻ không cố tình nói dối. Chỉ đơn giản là trẻ đã quên một số việc nhất là những trò nghịch ngợm của mình. Vì thế, khi cha mẹ hỏi thì trẻ mới nói như vậy và chúng thật sự tin rằng mình đang nói thật.
Cha mẹ không cần lo lắng bởi những lời nói dối này. Bạn chỉ cần kiên nhẫn, giải thích cho trẻ hiểu về hành động của mình.
7. Trẻ không nói dối, chỉ là trẻ đang nói những điều mình tưởng tượng
Đôi khi trẻ đem ước muốn của mình kể lại như thật cho cha mẹ nghe. Có khi bạn sẽ được nghe một chuyến phiêu lưu tuyệt vời của trẻ hoặc trẻ nói với mọi người rằng trẻ có anh chị em ruột dù chúng đang là con một.
Cha mẹ hãy nhẹ nhàng với những lời nói dối này. Khi lớn dần lên, trẻ sẽ không nói dối kiểu này nữa.
8. Trẻ nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng
Trẻ rất yêu cha mẹ và chúng không bao giờ muốn cha mẹ buồn. Nếu phản ứng của cha mẹ nhẹ nhàng hơn, không quá gay gắt, trẻ sẽ bớt sợ làm bạn buồn hơn, từ đó sẽ trung thực hơn.
9. Trẻ nói dối vì sợ bị phạt
Thường trẻ nói dối vì trẻ biết hậu quả của việc nói thật. Cha mẹ hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói sự thật và bớt đưa ra những hình phạt nghiêm khắc để trẻ không quá sợ. Dần dần, trẻ sẽ học được sự trung thực.
Theo Helino