Bí quyết để trẻ thành thật nhận lỗi

Lời xin lỗi tưởng chừng là câu nói đơn giản, nhưng càng ngày trẻ càng it biết cách nói lời xin lỗi chân thành. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ phải dạy con biết nhận lỗi và nói xin lỗi.

Lời xin lỗi tưởng chừng là câu nói đơn giản, nhưng càng ngày trẻ càng ít biết cách nói lời xin lỗi chân thành. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ phải dạy con biết nhận lỗi và nói xin lỗi.

Lời xin lỗi và cảm ơn là phương thức biểu đạt lịch sự trong giao tiếp văn minh. Hãy giúp các con biết chấp nhận trách nhiệm khi sai lầm và tỏ rõ sự hối lỗi bằng lời nói xin lỗi. Điều này rất quan trọng, lời xin lỗi không chỉ là giúp trẻ nhận ra sai lầm mà còn giúp làm lành mối quan hệ với bạn bè, người xung quanh để tạo ra một khởi đầu mới.

1. Dạy trẻ cách biểu đạt khi mắc lỗi

Nói cho con hiểu khi đã hành động sai lầm, hãy thừa nhận nó. Khơi gợi cho trẻ cách mở lời khi mắc sai lầm, ví dụ: "Tớ xin lỗi vì đã hét vào mặt cậu. Cậu không có lỗi gì cả. Chỉ là tớ đang bực bội.” hoặc “Tớ xin lỗi đã làm hỏng đồ chơi của cậu, tớ không cố tình nhưng vẫn sai, tớ sẽ sửa lại cho”... Hãy dạy điều này với bé nhiều lần, làm cho con hiểu: Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc sai lầm, quan trọng là biết nhận lỗi và biết sửa chữa nó. Giải thích cho trẻ hiểu rằng, bằng cách dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi, cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn, lời "xin lỗi" của con không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là sức mạnh đưa đến sự gắn kết. Ngay cả các "ông chủ" cũng nên xin lỗi nếu hành động của mình là không tốt.

2. Dạy con biết nhận lỗi ngay từ khi còn rất nhỏ

bi quyet de tre thanh that nhan loi hinh anh 1

Trẻ mới biết đi, biết nói là thời điểm thẩm thấu nhanh nhất những điều mà bé nhận thức xung quanh. Nhanh chóng dạy con học cách ôm chặt, thơm má để xin lỗi khi đã làm tổn thương ai đó. Nếu bạn làm mẫu cho những sai lầm với con, ví dụ như ôm bé, thơm và nói “mẹ xin lỗi” khi không may làm đau trẻ hoặc chậm thay tã… con sẽ biết và hiểu dần cách biết bày tỏ sự hối lỗi khi mắc sai lầm.

3. Sự tha thứ sau lời xin lỗi

Việc xin lỗi và tha thứ là cần thiết sau khi khiến ai đó bị tổn thương. Đối với hầu hết các cuộc đụng độ hằng ngày của trẻ, hãy để các bé tự thu xếp với nhau trong sự “hòa bình”. Nên dạy con ngoài biết xin lỗi còn phải biết tha thứ. Bạn bè, gia đình luôn cần sự hòa hợp, thân thiết, khi người khác đã nói lời xin lỗi thì cần phải tha thứ, chỉ đơn giản bằng cách nói "không sao" hoặc "tôi tha thứ cho bạn".

4. Dạy con bộc lộ cảm xúc và sự chân thành khi xin lỗi

bi quyet de tre thanh that nhan loi hinh anh 2

Một số bé chỉ học vẹt cách xin lỗi hoặc nói "tôi xin lỗi" một cách vô cảm để tránh bị la mắng hoặc để thoát khỏi vấn đề một cách nhanh chóng khi bị yêu cầu. Khi dạy con xin lỗi, hãy nói: “Cha mẹ không thể ép buộc con cảm thấy có lỗi. Chỉ có đứa trẻ biết mình cảm thấy thật sự có lỗi, biết nhận lỗi mới có thể thay đổi và tiến bộ. Khi con thực sự cảm thấy có lỗi và bộc lộ cảm xúc thật khi nhận ra lỗi lẫm của mình mới một cách chân thành mới dễ dàng được mọi người tha thứ”.

Theo Dân Việt

Cách dạy con

làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.