"Cá biệt" không phải là hư hỏng

Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề về tâm lý trẻ nhỏ ở Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), ThS-BS Phạm Minh Triết, Trưởng Khoa Tâm lý của BV, đã kể lại tâm sự của một người cha.

Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề về tâm lý trẻ nhỏ ở Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), ThS-BS Phạm Minh Triết, Trưởng Khoa Tâm lý của BV, đã kể lại tâm sự của một người cha.

Theo đó, mỗi tháng, ông chi ra khoảng 1,8 triệu đồng để lo cho đứa con trai bị hội chứng tăng động kém tập trung (ADHD). Khi BS băn khoăn về khoản tốn kém này, ông chỉ nói: "Trước đây tôi đã đánh, mắng con mình rất nhiều. 1,8 triệu đồng này chưa đáng để bù đắp một phần nhỏ trong những năm tháng đó".

ADHD là một trong những nguyên nhân được BS Triết đặc biệt nhấn mạnh khi bàn về chủ đề "Khó khăn trong học tập". Trẻ học khó có nhiều nguyên nhân, bao gồm các nguyên nhân liên quan đến trẻ cũng như liên quan đến môi trường. ADHD là một trong các nguyên nhân xuất phát từ phía trẻ. Trong rất nhiều trường hợp, trẻ ADHD bị coi là học sinh cá biệt, hay quậy phá, không chịu tập trung học hành; bị người lớn nhìn vào những hành động bộc phát do rối loạn cư xử và kết luận rằng đó là đứa trẻ hư hỏng.

Kết quả hình ảnh cho học sinh cá biệt

Trẻ ADHD thường có các biểu hiện kém tập trung rất dễ bị nhầm lẫn là không ngoan khi đi học, như hay quên, không lắng nghe, dễ bị xao lãng. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện tăng động như hay lăng xăng, ngọ nguậy, ồn ào, không chịu ngồi yên. Nặng nề hơn, bệnh có thể kèm theo rối loạn cư xử, rối loạn chống đối.

ThS-BS Phạm Minh Triết kể ông từng gặp nhiều em bị rối loạn chống đối. Các em này có những suy nghĩ mà với người bình thường sẽ thấy hết sức kỳ quặc và dễ quy kết là chúng "quá hư hỏng". Ví dụ, chuyện về một bé trai còn rất nhỏ được mẹ dắt đi khám bệnh, khi khám xong ra về thì trời mưa. Bé chửi thề ngay và dùng cách xưng hô mày - tao với người mẹ. Khi BS nhìn, cậu bé tỏ ra ái ngại, biết sai. Tuy nhiên, căn bệnh khiến cậu bé không thể kiểm soát được lối nói không phù hợp đó. Một bé khác thì tỏ ra "sôi nổi" với BS: "Nếu là hiệu trưởng, con sẽ bắt các bạn đó (các bạn mà bé không thích) cởi áo đứng ngoài cột cờ!".

"Trẻ rối loạn chống đối thích làm tổn thương người khác nhưng chỉ là bằng lời nói. Nếu việc làm tổn thương người khác được biểu hiện thành hành động, đó là rối loạn cư xử. Ví dụ, tôi từng chữa trị cho một bé trai hễ đi ngang người khác là cố tình khều, đánh nhưng cháu hoàn toàn không ý thức được mình sai" - BS Triết phân tích.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong các tình huống này là phụ huynh phải hiểu được rằng con mình bệnh. Hãy chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ và đừng vội la mắng, đánh đập, quy kết con mình hư hỏng vì có thể phụ huynh sẽ làm mọi chuyện tồi tệ hơn. Trẻ bị tăng động kém tập trung, rối loạn chống đối, rối loạn cư xử cần được điều trị bởi BS chuyên khoa. Trẻ không hề muốn mình là học sinh hư hỏng, cá biệt. Trẻ có bệnh cần phải chữa trị và rất cần sự thông cảm, đồng hành của cha mẹ, thầy cô.

Theo Người lao động


học sinh cá biệt

Cá biệt

trị học sinh cá biệt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.