- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách xử lý con chậm chạp, lề mề mà không tốn công giục giã được các mẹ tâm đắc
Có một thực tế khá mâu thuẫn là càng những lúc vội vã thì lũ trẻ càng chậm chạp và lề mề. Vậy có cách nào để giải quyết tình trạng này?
Trẻ con dễ bị phân tâm và tò mò về những thứ xung quanh, đôi lúc lại có xu hướng tập trung vào 1 hoạt động nào đó trong 1 thời gian nhất định và xao lãng các hoạt động khác. Chính vì vậy mẹ thường rất vất vả khi hàng ngày phải giục giã, nhắc nhở những việc trẻ cần làm.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhi khoa William Sears (Trưởng khoa Nhi bệnh viện Toronto Western, Canada) nhận xét: “Cha mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng hãy nhìn vào những mặt tích cực trong các hoạt động của bé để thấu hiểu con mình hơn. Đôi khi để trẻ được làm việc chậm chạp 1 chút cũng không hẳn là xấu, đó là cơ hội để trẻ tập trung hơn và học cách tự kiểm soát bản thân".
Tuy nhiên, nếu lúc nào bé cũng lề mề, không nghe theo chỉ dẫn của cha mẹ thì đã đến lúc cha mẹ cần áp dụng ngay những bí kíp đang được các mẹ "truyền tay" nhau sau đây.
Bí kíp số 1: Liệt kê các hoạt động thường ngày và luôn theo sát nhắc nhở bé
Nếu bé biết trước mình cần làm gì, chắc chắn cha mẹ sẽ không thường xuyên phải mắng mỏ hay giục giã bé. Ông bố của 1 cô con gái 2 tuổi chia sẻ: “Quy trình của con gái tôi là: sáng thức dậy, ăn 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa chua, thay bỉm, đánh răng, rửa mặt và thay đồng phục tới trường. Tôi cũng thường nhắc bé buổi sáng các ngày trong tuần sẽ rất bận rộn và cần nhanh chóng hơn sáng cuối tuần. Tôi luôn theo sát các hoạt động của con để kịp thời nhắc nhở nếu con mất tập trung và bắt đầu xao lãng vào việc khác.”
Bí kíp số 2: Khuyến khích trẻ bằng các phần thưởng nho nhỏ
Mẹ hãy kết hợp các việc làm với các trò chơi. Ví dụ, nếu bé hay vứt đồ chơi lung tung và không chịu dọn gọn gàng, mẹ hãy bày 1 trò chơi mẹ và bé thi xem ai nhặt và cất đồ chơi nhanh hơn, ai thắng sẽ được ra sân chơi tiếp. Nếu bé ngồi ăn uể oải, mẹ có thể khuyến khích: Mẹ đã chuẩn bị cho con 1 món tráng miệng mà con cực kì thích, nhưng con phải ăn xong bữa trước nhé.
Bí kíp số 3: Hãy cho bé “thời gian đệm”
Đối với người lớn, việc chuyển đổi từ việc này sang làm việc khác khá đơn giản. Nhưng với bé, việc này mất nhiều thời gian và khó khăn hơn.
Thay vì giục bé ngay lập tức phải thực hiện việc gì đó, mẹ hãy cho bé thêm 5-10 phút để bé chuẩn bị tinh thần cũng như kết thục hoạt động cũ.
Ví dụ, trước khi chuẩn bị đi học, đi tắm, đi ngủ hay ăn cơm, mẹ hãy nhắc bé sắp đến giờ rồi và cho bé thêm 5-10 phút làm “thời gian đệm” để bé thu dọn đồ chơi, ngắm lại bộ quần áo mới sắp mặc sau khi tắm hay để bé đi chuẩn bị bát ăn cơm của mình.
Bí kíp số 4: Cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị tốt
Với 1 ngày bận rộn, chắc chắn mọi việc sẽ gấp gáp và có lúc mẹ sẽ không đủ thời gian để bao quát hết mọi việc, khiến các bé cũng không có đủ thời gian để theo kịp người lớn. Để tránh tình trạng này, cha mẹ hãy tự cho mình thời gian hợp lý và chuẩn bị sẵn sàng mọi việc. Chẳng hạn như mẹ cần dậy đủ sớm để chuẩn bị bữa sáng, bữa trưa (nếu cần) cho gia đình, mẹ cũng phải tính đến thời gian nếu sau khi ngủ dậy mà bé cứ nằng nặc đòi bế hoặc cậu con trai lớn nhờ mẹ luồn dây giày hộ...
Bí kíp số 5: Hãy là tấm gương để trẻ noi theo
Bé sẽ bắt chước những việc cha mẹ làm và cách ứng xử của cha mẹ trước mọi tình huống. Thay vì hò hét bé dọn đồ chơi, ngay lập tức ngồi bàn ăn, giục bé đánh răng thì cha mẹ hãy là người tiên phong để bé làm theo. Mẹ hãy ngồi xuống và nhặt đồ chơi của bé, nếu bé không ăn gia đình vẫn cứ ngồi vào bàn và ăn, bé không chịu đánh răng thì mẹ hãy cứ đi đánh răng đồng thời “rủ rê” bé cùng vào cuộc. Kiên quyết nhưng vẫn nhẹ nhàng và cho bé cơ hội, đó là bí quyết giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong việc dạy con.
Bí quyết số 6: Phán đoán và hạn chế tình huống ngoài ý muốn
Liệu có bé nào sẽ nhanh chóng ngồi vào bàn ăn khi vẫn đang mải xem bộ phim hoạt hình yêu thích, liệu có bé nào chịu về nhà sau tiệc sinh nhật bạn khi vẫn đang chơi đùa vui vẻ cùng các bạn? Trong tình huống này, tốt nhất các mẹ thông thái phải dự đoán trước khả năng sẽ xảy ra khi cho trẻ làm 1 việc nào đó.
Ví dụ: Khi cho trẻ xem phim hoạt hình, mẹ hãy nhắc trước cho bé biết con chỉ nên xem 1 lát, khi đến giờ ăn cơm thì phải tự giác tắt tivi và ngồi vào bàn. Hoặc khi đi dự sinh nhật bạn, hãy giao kèo trước với trẻ sau khi tan tiệc nếu mẹ yêu cầu, hãy cùng mẹ về nhà.
Bí kíp số 7: Nhìn vào mắt con
Mẹ đã bao giờ đi loanh quanh và hò hét bé “Nhanh lên con, muộn giờ rồi”, “Tắt ngay tivi đi cho mẹ”? Nếu có thì mẹ nên thay đổi. Mẹ hãy cúi xuống và nhìn vào mắt con, nói cho con biết nếu con tiếp tục mải chơi, tiếp tục xem tivi hoặc ăn chậm thì mẹ và con sẽ bị muộn giờ, sẽ không kịp xe buýt. Bằng cách này bạn sẽ kéo được bé ra khỏi trò chơi mà bé đang say mê, bộ phim mà bé thích. Đồng thời bé cũng dần hiểu việc mình đang làm ảnh hưởng như thế nào đến người khác và sẽ có trách nhiệm hơn.
Bí kíp số 8: Giải thích hậu quả nếu bé ương bướng, tiếp tục lề mề
Trẻ nhỏ có khả năng hiểu mối liên hệ giữa việc làm và hậu quả. Mẹ hãy giải thích cho bé biết cảm nhận của bạn mỗi khi trẻ ương bướng, phản đối, không nghe lời người lớn. Mẹ hãy nói: “Buổi sáng mà con không chuẩn bị sẵn sàng cùng mẹ thì mẹ sẽ đi làm muộn giờ, bị các bác mắng và mẹ sẽ rất buồn”. Nếu không hiệu quả, mẹ áp dụng phương pháp “hẹn giờ” nghiêm khắc hơn “Nếu con tiếp tục ăn sáng muộn thêm 1 lần nữa thì con sẽ phải đợi đến giờ ăn trưa để được ăn nhé”.
Mặc dù tất cả các bí kíp đưa ra đều khá hiệu quả và dễ áp dụng, nhưng mẹ cũng không nên kỳ vọng bé sẽ thay đổi ngay lập tức. Đây là cả 1 quá trình chứ không phải một sớm một chiều là thu được kết quả và cha mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng bé nhé.