- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia chỉ ra 8 cách dạy con đã lỗi thời, cha mẹ nên thay đổi ngay
Rất nhiều cách nuôi dạy con từ xa xưa mà cha mẹ hiện nay vẫn áp dụng nhưng thực tế cho thấy nó không còn phù hợp.
Rất nhiều cách nuôi dạy con từ xa xưa mà cha mẹ hiện nay vẫn áp dụng nhưng thực tế cho thấy nó không còn phù hợp, bạn nên xem lại và thay đổi trước khi quá muộn.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ), hầu hết các bậc phụ huynh đều khá chắc chắn về phương pháp giáo dục con trẻ mà họ áp dụng. Họ cho rằng mình sở hữu những kỹ năng nuôi dạy trẻ tiến bộ. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng! Người làm cha, làm mẹ thường nhiều lần phạm phải cùng một sai lầm, khiến trẻ có tâm lý sợ hãi và thái độ không tốt. Trên cơ sở những lỗi sai phổ biến mà các bậc phụ huynh thường phạm phải, Bright Side đã tổng hợp một vài lời khuyên từ các nhà tâm lý học khắp thế giới nhằm giúp các cha mẹ tránh các kiểu nuôi dạy con đã không còn phù hợp.
1. “Mách lẻo” là hành vi xấu
Cha mẹ thường hay cảnh cáo trẻ “Con bỏ cái thói mách lẻo đấy đi” và trẻ sẽ thực sự cho rằng bản thân cần tuân theo quy tắc đó. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khá quan ngại về vấn đề trẻ không được phép chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề trẻ gặp phải ở trường. Các nhà tâm lý học cho rằng hầu hết trẻ nhỏ không tiết lộ việc bản thân bị bêu xấu ở trường vì sợ bị “gắn mác” là đứa trẻ “mách lẻo”.
Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ cách chia sẻ về các tình huống bất thường và ủng hộ nếu trẻ muốn tìm đến cha mẹ và thầy cô để giải quyết vấn đề.
2. Không cho trẻ biểu lộ cảm xúc tiêu cực
Không ít cha mẹ cảm thấy bực bội mỗi khi trẻ khóc lóc, cáu giận hay ném đồ chơi lung tung. Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ “Im lặng!”, "Nín ngay!" thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề.
Cách phản ứng với cảm xúc tiêu cực này của trẻ là tồi tệ nhất bởi trẻ cần được giải tỏa cảm xúc để tránh gây áp lực quá lớn tới hệ thần kinh còn non nớt của mình. Trên thực tế, khả năng biểu lộ cảm xúc tiêu cực là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe tâm lý của người lớn. Đó cũng là điều trẻ cần khi trưởng thành, vì vậy trẻ cần bắt đầu phát triển khả năng đó ngay khi còn nhỏ.
3. Trẻ phải được thầy cô, bạn bè và hàng xóm yêu mến
Làm cha mẹ, ai cũng mong con sẽ chung sống hòa thuận với tất cả mọi người. Họ không muốn trẻ nghe được bất kỳ lời lẽ xúc phạm hay mâu thuẫn với bạn bè. Để đạt được điều này, trẻ đôi lúc phải chọn cách ứng xử “tử tế với tất cả mọi người”.
Tất nhiên, việc sống chan hòa với mọi người rất quan trọng. Nhưng đừng bắt trẻ làm hài lòng tất cả mọi người, bởi để được người khác yêu thích, đôi khi trẻ sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu của bản thân.
4. Đứa trẻ học kém không thể tìm được công việc tốt
Trong thời đại ngày nay, vẫn nhiều phụ huynh cho rằng thành tích học tập ở trường của trẻ tỷ lệ thuận với thành công trong sự nghiệp khi trẻ trưởng thành. Vai trò của giáo dục là không thể phủ nhận, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thành công.
Trên thực tế, Giáo sư chuyên ngành giáo dục Howard Hardner thuộc trường Đại học Harvard đã chỉ ra 7 dạng thức thông minh khác nhau, bao gồm: trí thông minh thị giác - không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh giao tiếp, trí thông minh nội tâm, trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh logic - toán học. Ông cũng cho rằng hầu hết các bài kiểm tra IQ chỉ đánh giá được khả năng suy luận nhất định mà bỏ qua các dạng thức thông minh khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của trí thông minh cảm xúc đối với thành công của trẻ khi trưởng thành.
5. Trẻ nên sở hữu những món đồ chơi và thiết bị đắt tiền, tân tiến nhất
Các nhà xã hội học chỉ ra rằng cha mẹ ngày càng tiêu nhiều tiền trong việc nuôi dạy trẻ. Điều này khiến nhiều gia đình không muốn sinh con trong vài năm đầu hôn nhân.
Chuyên gia tài chính Ashley Eneriz tin rằng các bậc phụ huynh tiêu nhiều tiền hơn cần thiết cho trẻ. Cô đưa ra lời khuyên cha mẹ nên cân nhắc liệu món đồ mua cho trẻ có thực sự cần thiết. Có thể cha mẹ đang cố gắng dành cho trẻ những thứ bản thân họ không có khi còn nhỏ, hoặc họ đang cố an ủi bản thân vì những sai lầm mà họ mắc phải.
Tiết kiệm tiền nuôi dạy trẻ không “biến” họ thành người cha, người mẹ tồi tệ. Ngược lại, cha mẹ có lối sống tiết kiệm có thể trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo và dạy trẻ cách kiềm chế tiêu tiền cho những món đồ vô tác dụng.
6. Phạt con bằng cách tước đoạt món đồ yêu thích của trẻ
Các nhà tâm lý học khẳng định hình thức phạt trẻ bằng cách tước đoạt thứ gì đó của trẻ không đem lại hiệu quả như nhiều phụ huynh mong đợi. Đây là một trong những đặc điểm nguy hiểm nhất của cha mẹ “đầu độc” – cư xử như thánh mẫu, phạt trẻ và sau đó mới tha thứ cho trẻ. Và quy tắc của trò chơi này thường khiến trẻ “bối rối” bởi hình phạt phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.
Lấy của trẻ đồ vật trẻ yêu thích hay tước đi thời gian chơi với bạn bè không hề giúp trẻ nhận ra lỗi sai. Ngược lại, trẻ sẽ tin rằng người có quyền lực có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn.
7. Tìm cách mua vui cho trẻ ở mọi thời điểm
Một số cha mẹ gửi con tới hết lớp ngoại khóa này đến lớp ngoại khóa khác hay liên tục mua cho con những đồ chơi giáo dục mới nhưng chỉ với lý do: “Tôi không muốn con tôi buồn chán". Họ muốn đảm bảo rằng con trẻ không bị buồn chán ở mọi thời điểm.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học khẳng định rằng trẻ sẽ không bao giờ học được cách tự làm hài lòng bản thân nếu cha mẹ không cho trẻ cơ hội rảnh rỗi hay tự chơi.
8. Phải chia sẻ đồ chơi mới tốt
Một trong những quan niệm dạy con phổ biến đó là trẻ nhỏ cần học cách chia sẻ với người khác. Điều này chưa hẳn là đúng. Trên thực tế, ép một đứa trẻ chia sẻ đồ chơi khi chúng không muốn càng khiến trẻ ích kỷ hơn bởi trẻ sẽ không bao giờ biết được khi nào cha mẹ muốn chúng thể hiện sự hào phóng của bản thân.
Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ hãy đặt bản thân họ vào tình huống đó. Họ có muốn chia sẻ đồ cá nhân với một người chẳng mấy quen biết không? Hay họ có sẵn sàng cởi chiếc áo yêu thích chỉ vì người hàng xóm thích chiếc áo đó? Hẳn là không đâu!
Theo Helino