- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con gào lên ăn vạ muốn được xem tivi, chẳng cần quát mắng, bà mẹ chỉ cần bình tĩnh làm điều này
Ăn vạ là một phần không thể thiếu trong hành trình lớn lên của trẻ.
Ăn vạ là một phần không thể thiếu trong hành trình lớn lên của trẻ. Tuy nhiên, khi đứng trước tình huống ăn vạ của trẻ thì không phải cha mẹ nào cũng biết cách giải quyết.
Erin Heger là một nhà văn tự do ở Thành phố Kansas thuộc tiểu bang Missouri của Hoa Kỳ. Cô cũng là cộng tác viên của Popsugar. Erin thường hay viết các chủ đề liên quan đến sức khỏe tinh thần của người mẹ, cách nuôi dạy con cái, chính sách chăm sóc sức khỏe và tài chính cá nhân. Trong một bài viết gần đây nhất trên Popsugar, Erin đã chia sẻ bí quyết đối phó với cơn ăn vạ của con trai 3 tuổi của mình với độc giả.
"Tôi nhìn cậu con trai 3 tuổi của mình vừa đập mạnh tay xuống sàn vừa la hét inh ỏi tới mức tôi lo rằng hàng xóm cũng nghe thấy tiếng thét đấy. Chưa hết, thằng bé giơ nắm đấm lên, quay lại nhìn tôi với khuôn mặt giàn giụa nước mắt.
"Con muốn Chuggington!!". Cậu bé hét lên và chỉ vào chiếc ti vi mà tôi vừa tắt. Chugginton là chương trình tivi yêu thích của con tôi.
Cảnh tượng này có lẽ rất quen thuộc với nhiều gia đình. Trẻ thường bắt đầu cơn ăn vạ sau khi hết giờ xem tivi, điện thoại, đến giờ đi tắm hoặc đi ngủ. Đó là chuyện xảy ra hàng ngày. Đối với trẻ đang ở thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, không có ai quan trọng bằng cảm xúc của chính trẻ, và thường cha mẹ phải đặt ra giới hạn với chúng. Nhưng riêng con trai tôi, dường như cậu bé có một sở trường đặc biệt, đó là nhận ra điểm yếu của mẹ mình. Thằng bé biết chính xác cần phải làm gì để tôi từ bỏ ý định ngăn cản nhu cầu của nó.
Tôi biết nếu tôi chọn cách trò chuyện để giải quyết cơn ăn vạ với con thì sẽ tạo tiền đề cho sự việc kết thúc trong nước mắt, sự giận dữ, la hét hoặc là sự bình tĩnh gượng gạo. Trước đây, tôi thường bùng nổ cảm xúc theo con, nhưng sau nhiều năm thử thách và sai lầm, tôi đã tìm ra một cách giúp tôi bình tĩnh. Đó là "ôm" lấy cảm xúc và cho phép con được ăn vạ.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện được nó là điều không dễ dàng. Tôi phải luôn giữ mình tỉnh táo để chấn chỉnh tinh thần, nếu tôi lơ là, điều này sẽ rời bỏ tôi ngay. Cơn ăn vạ đầu tiên của con trai tôi diễn ra đâu đó gần ngày sinh nhật tròn 2 tuổi của cậu bé. Tôi đã lên kế hoạch, làm mọi cách để tránh chúng đi như: rót nước trái cây vào trong cái cốc bẩn bởi tôi biết đó là sở thích của thằng bé, hoặc làm một món ăn yêu thích mà chắc chắn thằng bé sẽ ăn. Khi tôi làm sai, cơn ăn vạ đã ập đến. Tôi phải dỗ dành, thậm chí năn nỉ con trai mình dừng lại. Nhưng khi tất cả mọi cách làm đều thất bại, tôi cảm thấy sự tức giận và thất vọng trào lên trong tôi, chúng bùng phát thành những từ khó nghe qua một giọng nói cao vút.
Không dừng lại ở đó, con trai tôi ngay lập tức chuyển đổi yêu cầu của mình từ cần cái bình sữa sang chạy như bay trên đường phố đầy nguy hiểm. Con tôi không còn quan tâm đến việc yêu cầu của mình có được đáp ứng hay không bởi thằng bé đang điên cuồng trong cảm xúc mà không cần sự giúp đỡ. Tôi lúng túng vác cậu bé đang đá và la hét ra công viên, vì con bỏ chạy. Còn tôi đã khóc.
Cuối cùng, tôi cũng nhận ra rằng cơn giận dữ của con sẽ không dừng lại cho dù tôi có cố làm gì đi nữa. Tôi không thể ngăn cản hoặc cầu xin con đừng ăn vạ. Bởi ăn vạ là một phần của sự phát triển thời thơ ấu, và nó cho cha mẹ thấy sự thất vọng, tức giận và buồn bã ở trẻ là bình thường. Khi tôi bình tĩnh dừng lại để suy nghĩ về nó, tôi nhận ra rằng để làm giảm bớt sự bộc phát ở trẻ, tôi cần giảm những ý nghĩa tiêu cực liên quan đến việc con mình bày tỏ cảm xúc và tôi cần làm dịu sự khó chịu của chính mình.
Điều duy nhất trong tầm kiểm soát của tôi là cách tôi phản ứng lại khi con tôi khó chịu, giận dữ. Vì vậy, trong những lúc tôi cảm thấy kiệt sức vì sự bùng nổ cảm xúc của con khi tôi tắt tivi hoặc đề nghị chúng tôi rời khỏi công viên, tôi luôn lặp lại một câu thần chú trong đầu: "Thằng bé đang học". Tôi luôn tự nhủ với chính mình nhiều lần rằng: "Con đang học và mình cũng vậy". Hãy đón nhận cảm xúc của trẻ và cho phép chúng thể hiện điều đó. Và rồi trải qua một thời gian, tôi đã có thể vượt qua được những cơn "sóng thần" của con tôi một cách nhẹ nhàng.
Đó là khi cậu bé lăn ra ăn vạ vì không được xem ti vi, tôi lẳng lặng quan sát con. Đó là lúc con chuyển từ đập tay trong giận dữ sang khóc la trong tuyệt vọng, tôi chờ đợi con đến tìm tôi.
Bằng cách chấp nhận sống thực với cảm xúc thay vì chống lại nó, tôi đã có thể giữ bình tĩnh và sự tập trung. Đồng thời, tôi cũng hy vọng dạy cho con trai mình một điều rằng dù cho có chuyện gì đi nữa thì mẹ vẫn sẽ luôn ở đây. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm đường ra cho mọi vấn đề".
Theo Helino