- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Muốn biết liệu một đứa trẻ có 'triển vọng' hay không, cha mẹ hãy nhìn vào 4 đặc điểm này!
Hãy cố gắng rèn luyện chúng có 4 đặc điểm này từ khi còn nhỏ. Khi đó, đứa trẻ sẽ có khả năng làm cho cha mẹ tự hào trong tương lai.
- Việc đơn giản cha mẹ cần làm để trẻ không ngủ quên trên xe buýt tới trường hay gà gật trong lớp học
- Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em trường Gateway cần được nói về sự cố đau thương này một cách thẳng thắn và gửi vào đó thông điệp mang tên hi vọng
- Trẻ cần được trang bị kĩ năng gì để thoát chết khi phát hiện mình bị bỏ quên trên ô tô?
Nếu thực sự muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có một tương lai tốt thì đừng trông cậy vào việc để chúng làm quen với những người giàu có, gắn số phận của chúng vào người khác, để "gió lên thì diều lên". Hãy cố gắng rèn luyện chúng có 4 đặc điểm này từ khi còn nhỏ. Khi đó, đứa trẻ sẽ có khả năng làm cho cha mẹ tự hào trong tương lai.
1. Trí tuệ cảm xúc cao
Khi trẻ bắt đầu học mẫu giáo, chúng nên học cách hòa đồng với giáo viên và bạn cùng lớp. Đây có thể nói là cuộc sống "xã hội" đầu tiên của trẻ.
Nhiều đứa trẻ sẽ chống cự, khóc lóc khi lần đầu tiên tiếp xúc với nhà trẻ, điều này chứng tỏ rằng cha mẹ đã quá bao bọc chúng trong vòng tay của mình, không để chúng có nhiều cơ hội được tiếp xúc với cuộc sống xa lạ bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu đứa trẻ của bạn là người có trí tuệ cảm xúc cao, dù mới đầu có thể bỡ ngỡ nhưng sau đó chúng hoàn toàn có thể dễ dàng hòa đồng với giáo viên và bạn cùng lớp.
Bản thân chúng không cần cha mẹ phải lo lắng về điều đó. Những đứa trẻ như vậy có thể kiểm soát cảm xúc của mình một cách hợp lý và chấp nhận những lời chê trách từ người khác một cách khiêm tốn.
Chúng sẽ là người không dễ bị phân tâm.
Khi lớn lên và hòa nhập vào xã hội thực sự, chúng sẽ không bị sợ hãi, hoang mang hay đau khổ, và thành tích của chúng sẽ ngày càng tốt hơn.
2. Thích đọc
Nếu con bạn thường thích đọc sách thì đừng vội nghĩ chúng là "mọt sách", mà nên vui mừng vì chúng có thói quen tốt này.
Bởi trước hết, những đứa trẻ thích đọc, thích học thường có thành tích học tập tốt và được các giáo viên ở trường yêu thích hơn.
Hơn nữa, trong quá trình học hỏi, chúng sẽ biến bản chất của cuốn sách thành "của cải tinh thần" của riêng chúng.
Theo thời gian, chúng sẽ hình thành sự bảo tồn nội tâm và có được sức hút tự nhiên của riêng chúng, có được tri thức và khí chất của người đọc sách.
Khi chúng lớn lên, tham gia vào công việc xã hội trong tương lai, ý kiến của chúng sẽ dễ dàng nổi trội và được mọi người coi trọng.
3. Có sự kiên trì
Có một câu mà nhiều bậc cha mẹ hay nói với bọn trẻ rằng: "Sao con cứ khăng khăng với nó vậy?".
Đây là về sự kiên trì và kiên nhẫn của chúng. Rất nhiều đứa trẻ khi lớn lên có ý tưởng và tầm nhìn, nhưng chúng lại bị thiếu mất sự kiên trì, thiếu hành động.
Chúng có thể sẵn sàng từ bỏ một ý tưởng hay trong hai phút chỉ vì không muốn thực hiện. Những người như vậy thường khó thành công.
Ngược lại, nếu những đứa trẻ có sự kiên trì đặc biệt từ khi còn nhỏ, chúng sẽ không bao giờ từ bỏ khi gặp khó khăn giữa chừng, chúng có thể bám vào những gì chúng muốn làm, và làm bằng được, trái tim chúng sẽ trở nên mạnh mẽ và gặt hái được những điều chúng mong muốn, khi đó chúng sẽ thành công.
4. Kiến thức
Nhiều đứa trẻ đã được đi theo cha mẹ khắp đó đây từ nhỏ và đã nhìn thấy nhiều thế giới bên ngoài khác nhau. Chúng hiểu biết hơn và thông minh hơn.
Trong cuộc sống bình thường, cha mẹ cũng nên cố gắng đưa con ra ngoài trải nghiệm. Dù đang chơi hay học, cha mẹ cũng có thể dạy chúng một chút "triết lý" trong mỗi hành trình.
Khi lớn lên, chúng cũng sẽ có được những hiểu biết lớn lao, tự ngẫm ra nhiều điều trong cuộc sống và tự tạo ra được một tương lai tươi đẹp cho chính mình.
Theo Nhịp sống Kinh tế