Con mắc lỗi hãy áp dụng những cách phạt này, đảm bảo bé "chừa" không tái diễn

Không phải đánh hay quát mắng, đây mới là những cách phạt hiệu quả khi trẻ mắc lỗi.

Không phải đánh hay quát mắng, đây mới là những cách phạt hiệu quả khi trẻ mắc lỗi.

Nhiều bậc phụ huynh bày tỏ họ "bất lực" mỗi khi con ăn vạ, nghịch phá và thường chỉ còn biết "đòn roi" để dạy con. Nhưng như vậy không đúng. Có nhiều cách tốt hơn để trẻ ghi nhớ sai lầm và không tái phạm, lại rất khoa học.

1. Hãy để con bị mất một điều yêu thích

Điều này rất dễ và có hiệu quả đối với một số trẻ em. Tôi nhớ một lần tôi dắt con đi ăn pizza, con trai tôi rất thích ăn pizza. Nhưng khi đi trong khu mua sắm, con phát hiện ra một chiếc xe lửa đồ chơi nhỏ và không những la hét, ăn vạ để đòi mẹ mua đồ chơi cho con.

Dù tôi đã hết sức giải thích với con nhưng bé không nghe, vậy nên tôi đã đưa con ra khỏi trung tâm mua sắm. Ngay trước cửa trung tâm mua sắm có một quán bánh, con trai nhìn thấy cửa hàng pizza liền ngừng khóc, nhưng tôi không đưa con vào nhà hàng.

con mac loi hay ap dung nhung cach phat nay, dam bao be "chua" khong tai dien - 1

Tôi bình tĩnh nói với con trai mình, bởi vì hôm nay con đã có cư xử không đúng đắn, không nghe lời giải thích của mẹ nên mẹ quyết định không cho con ăn pizza. Tôi nhớ khi đó con trai tôi đã khóc, nhưng những lần sau, khi gặp tình huống tương tự, con đòi mà mẹ không đồng ý mua, bé sẽ thảo luận và không bao giờ ăn vạ nữa.

Trẻ em có những thứ ưa thích riêng: đồ chơi hoặc sách.Khi trẻ phạm sai lầm, mẹ có thể để trẻ tạm thời tước đi một thứ con thích. Cách phạt này sẽ khiến trẻ nhớ rất kỹ rất lâu, từ sau không phạm sai lầm.

2.Cô lập tâm trạng xấu của con, cho con một không gian độc lập

Khi tâm trạng của trẻ em nằm ngoài tầm kiểm soát, con sẽ la hét, khóc lóc, gây rối, ăn vạ, đấm đá...Và tất nhiên, vào thời điểm này, những gì các bà mẹ nói chắc chắn con sẽ không nghe.Gặp tình huống như vậy, sẽ cần phải "làm nguội" con.

con mac loi hay ap dung nhung cach phat nay, dam bao be "chua" khong tai dien - 2

Mẹ đừng nên cố gắng thuyết phục con, nói đúng - sai với con mà nên "phạt" con bằng cách để bé một mình trong phòng với khoảng thời gian ngắn. Đây là lúc trẻ sẽ tự suy nghĩ lại về hành động của mình, ổn định tinh thần và sẵn sàng cho cuộc nói chuyện cùng mẹ hơn.

Tất nhiên, điều quan trọng là mẹ phải đảm bảo rằng con "bị nhốt phạt" trong một không gian an toàn, độc lập, đặc biệt đối với những đứa trẻ đang bực bội.

3. Con tạm thời mất đi "nụ cười" của mẹ

Một số trẻ không sợ bất cứ điều gì, nhưng hầu hết đều sợ sẽ làm mẹ và bố buồn.

Nếu con phạm lỗi, mẹ có thể sử dụng giọng nghiêm trọng, nói với con rằng hôm nay con đã khiến mẹ buồn, mẹ không thể nở nụ cười với con (tuy rằng cần khẳng định mẹ vẫn luôn yêu con), kèm theo một khoảng thời gian im lặng với con để biết mẹ đã thực sự tức giận, thực sự không thích hành động vừa rồi của con.

Tất nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào tính cách của đứa trẻ.Nếu trẻ sống nội tâm và nhạy cảm, mẹ cần chú ý không được sử dụng thường xuyên, có thể phản tác dụng.

con mac loi hay ap dung nhung cach phat nay, dam bao be "chua" khong tai dien - 3

Mẹ cần nhớ, trẻ em mắc phải sai lầm là chuyện bình thường và mẹ phải luôn tỏ ra công tâm trong mọi hoàn cảnh. Không được phạt, mắng con chỉ vì những cảm xúc cá nhân không công bằng bởi sau một thời gian dài, trẻ sẽ không hài lòng với người lớn và thậm chí ảnh hưởng đến tình yêu của con đối với bố mẹ.


Theo Khám Phá


phạt con

Cách dạy con

làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.