- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con trai 5 tuổi muốn bỏ nhà đi, người mẹ chỉ hỏi vài câu khiến cậu bé phải thay đổi ý định
Bố mẹ Việt thường ứng xử thế nào khi con nhỏ đòi bỏ nhà đi? Bao nhiêu người trong chúng ta đã áp dụng cách mà một bà mẹ này đã thực hiện dưới đây?
Bố mẹ Việt thường ứng xử thế nào khi con nhỏ đòi bỏ nhà đi? Bao nhiêu người trong chúng ta đã áp dụng cách mà một bà mẹ người nước ngoài đã thực hiện dưới đây?
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng Wechat của Trung Quốc. Nội dung câu chuyện như sau:
Cậu bé nọ muốn bỏ nhà ra đi. Mẹ hỏi cậu bé: "Con muốn bỏ nhà đi sao?"
Cậu bé trịnh trọng trả lời: "Con nghiêm túc ạ."
Mẹ xác nhận lại: "Con muốn đi thật sao? Tại sao?"
Cậu bé cúi đầu lặng lẽ bước về phía trước, mẹ bắt đầu hỏi một tràng: "Trong ba lô của con đựng gì thế?" "Còn tiền thì sao?" "Việc đi học phải làm thế nào?" "Không đi nữa ư? Vậy con định ăn gì?" "Con sẽ làm việc sao?"
Thực ra cậu bé chỉ mang theo đồ chơi. Khi mẹ hỏi việc đi học phải làm thế nào? Cậu bé rất khó khăn mới trả lời được: "Con không đi học nữa."
Tuy nhiên ai ngờ câu hỏi vẫn chưa kết thúc, cậu đành kết thúc bằng câu: "Con không thể nói cho mẹ biết."
Nhưng người mẹ nhất định phải hỏi cho rõ ngọn ngành.
Cô hỏi tiếp: "Sao con lại muốn bỏ nhà đi?" "Con định kiếm tiền bằng cách nào?"
Hỏi câu liên quan đến việc kiếm sống, cậu bé chỉ có thể ấm ức trả lời: "Con sẽ đi làm."
Mẹ lại hỏi: "Con định làm ở đâu?"
Vẫn là câu trả lời muốn kết thúc: "Con không thể nói cho mẹ biết."
Mẹ lại hỏi tiếp: "Con định sống ở đâu?" "Nhà của ai?" "Một chiếc xe nhà di động ư? Với ai?" "Vậy ai nấu cơm cho con ăn?"
Cậu bé: "Con không thể nói cho mẹ biết."
Lúc này người mẹ hỏi những câu quyết định: "Vậy bố mẹ phải làm thế nào?" "Con không muốn gặp lại bố mẹ nữa sao?" "Còn em trai, ông bà và chú thím của con thì sao?"
Thì ra chỉ là cậu bé "không thích ngôi nhà này" vì "cái gì nó cũng có", cậu bé muốn cùng bố mẹ đi đến sống ở một chiếc xe nhà di động. Và cuối cùng cậu bé đi xuống bậc thềm và kết thúc việc này bằng một câu nói đầy ý nghĩa: "Con yêu mẹ."
Mẹ: "Mẹ cũng yêu con."
Tuy chuyện trẻ con đòi bỏ nhà đi không hiếm gặp nhưng cách thức xử sự khác nhau sẽ mang lại kết quả khác nhau.
Cha mẹ có thể nghĩ con trẻ còn nhỏ không hiểu gì, bỏ nhà đi là sai, cha mẹ muốn tốt cho con, con phải nghe cha mẹ.
Nhưng cách xử sự bạo lực, áp lực mang đến cho trẻ sự đàn áp nội tâm và chuyện muốn bỏ nhà đi sẽ lại xảy ra, điều đổi lại có thể khó lường, cũng có thể nguy hiểm không thể tưởng tượng nổi.
Khi gặp phải tình huống con trẻ muốn bỏ nhà đi, người lớn có thể áp dụng những hành động sau:
1, Hít thở sâu, điều chỉnh lại cảm xúc và thái độ
Hành động muốn ra ngoài của trẻ không có nghĩa là một đứa trẻ ngoan biến thành một đứa trẻ hư. Khi trẻ có ý tưởng kỳ quái, nhất định đừng vội phán đoán chủ quan ở góc độ của người lớn, vội vàng quyết định mà nên học cách tùy cơ ứng biến.
Hãy giúp trẻ phân tích tính hợp lý và tính khả thi của việc trẻ muốn làm, để trẻ tự nghĩ xem nên làm thế nào rồi đưa ra quyết định. Có thể lúc này trẻ muốn thế này nhưng lát sau lại đổi ý.
2, Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, hạ thấp tư thế, nói chuyện bình đẳng với trẻ
Hỏi lý do muốn bỏ nhà đi để cho trẻ suy nghĩ một chút. Nói cho trẻ biết, nếu con bỏ đi thì cảm nhận của bạn sẽ thế nào để trẻ học được cách suy ngẫm vấn đề ở góc độ của cha mẹ.
3, Dùng bạo lực không phải là cách giải quyết duy nhất
Khi cùng đường mới chọn cách giải quyết này. Mọi chuyện đừng than là phiền phức, đặc biệt là chuyện của trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu và trao đổi một chút. Quan hệ ruột thịt sẽ đem đến điều bất ngờ rất khác.
Theo Trí Thức Trẻ