Dạy con cách đối phó với những kẻ bắt nạt

Bắt nạt tồn tại dưới nhiều hình thức, nó không chỉ là những cú đấm, mà còn có thể là lời nói gây tổn thương tâm lý và cảm xúc, thậm chí là sự tẩy chay, cô lập.

Bắt nạt tồn tại dưới nhiều hình thức, nó không chỉ là những cú đấm, mà còn có thể là lời nói gây tổn thương tâm lý và cảm xúc, thậm chí là sự tẩy chay, cô lập.

Với việc sử dụng phổ biến các phương tiện truyền thông xã hội, hành vi không phù hợp giữa trẻ em có thể xảy ra ngoài giờ học thông qua email, tin nhắn và bài đăng trên Facebook. Những trao đổi này, được gọi là đe doạ trực tuyến, có thể đặc biệt gây tổn thương với nhiều tác hại nguy hiểm.

Dạy con cách đối phó với những kẻ bắt nạt-1

"Các triệu chứng bắt nạt điển hình bao gồm gây ra những đau đớn về thể chất cũng như lo lắng và sợ hãi khiến một đứa trẻ không muốn đến trường", Steven Pastyrnak, Tiến sĩ, Trưởng khoa Tâm lý tại Bệnh viện Helen DeVos Children nói. Grand Rapids, MI cho biết "Một biện pháp tốt nhất là tránh hoặc làm mọi thứ để giúp con không bị căng thẳng nữa”.

Theo các chuyên gia khi bạn xác định được con đang bị đối xử tàn tệ, đây là những cách thông minh nhất để đối phó với kẻ bắt nạt.

Ngăn chặn sự bắt nạt trước khi nó kịp xảy ra

Giải pháp ổn nhất để ngăn chặn bắt nạt là nên làm trước khi nó diễn ra hoặc leo thang. Hãy chuẩn bị những tình huống sẽ có thể xảy ra ở trường và các ý tưởng hiệu quả cho con sử dụng trong những tình huống khó khăn con phải đối mặt.

Lên một danh sách những câu nói hiệu quả

Thực hành các cụm từ con có thể sử dụng để ngăn chặn hành vi bắt nạt. Những từ này nên đơn giản và trực tiếp như: "Để tôi yên" "Đừng làm phiền tôi" "Buông ra ngay"…rồi bỏ đi. Quan trọng là dạy con giữ một vẻ mặt thật sự nghiêm túc, điều này sẽ khiến kẻ bắt nạt cảm thấy e ngại.

Tập trải qua các thử thách ở nhà

Nhập vai là một cách tuyệt vời để xây dựng sự tự tin và trao quyền kiểm soát cho con đối phó với các thử thách bị bắt nạt ở trường. Bạn có thể đóng vai kẻ bắt nạt trong khi con thực hành các phản ứng khác nhau cho đến khi trẻ cảm thấy tự tin xử lý các tình huống rắc rối. Khi bạn nhập vai, hãy dạy con nói bằng giọng mạnh mẽ, chắc chắn - rên rỉ hoặc khóc mếu sẽ chỉ khuyến khích kẻ bắt nạt thêm lấn lướt.

Thúc đẩy ngôn ngữ cơ thể tích cực

Đến 3 tuổi, con bạn đã sẵn sàng để học các thủ thuật sẽ khiến bé trở thành mục tiêu “ít mời gọi” bị bắt nạt hơn. Hãy dạy con nhìn thẳng vào bạn bè, điều này sẽ buộc con ngẩng đầu lên và trông có vẻ tự tin hơn.

Luôn giữ liên lạc với con

Kết nối với con mỗi ngày để có thể kiểm soát mọi thứ đang diễn ra ở trường. Sử dụng giọng điệu điềm tĩnh, thân thiện, tạo ra một môi trường cho con biết cách thân thiện với bạn bè và tạo được sự tự tin của bản thân con. Nhấn mạnh rằng sự an toàn và hạnh phúc của con là rất quan trọng do vậy con phải luôn nói với người lớn về bất kỳ vấn đề nào.

Xây dựng sự tự tin của con

Con càng cảm thấy tự tin về bản thân, khả năng bị bắt nạt sẽ ít đi. Khuyến khích sở thích, các hoạt động ngoại khóa và các tình huống xã hội mang lại sự năng động và tự tin nhất cho trẻ. Nói với con về những phẩm chất độc đáo mà bạn yêu thích ở bé và củng cố những hành vi tích cực mà bạn muốn thấy nhiều hơn.

Khen ngợi tiến bộ

Khi con kể với bạn về cách bé đối phó với kẻ bắt nạt, hãy cho con biết bạn tự hào về bé. Nếu bạn chứng kiến ​​một đứa trẻ phản ứng tích cực lại một kẻ bắt nạt trong công viên, hãy chỉ ra cho con để bé có thể sao chép cách tiếp cận đó. Nhấn mạnh ý tưởng đáng chú ý “Nếu con cứ chịu đựng, kẻ bắt nạt sẽ thường xuyên quấy rối con”.

Hãy hành động để ngăn chặn bắt nạt

Cuối cùng, tùy thuộc vào cha mẹ để giúp trẻ nhỏ đối phó với một kẻ bắt nạt. Giúp con học cách đưa ra lựa chọn thông minh và hành động khi con cảm thấy bị tổn thương hoặc nhìn thấy một đứa trẻ khác bị bắt nạt, và sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết.

Theo Dân Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://danviet.vn/tin-tuc-giao-duc/day-con-cach-doi-pho-voi-nhung-ke-bat-nat-1046451.html

dạy con tự vệ

bạo lực học đường


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.