Dỗ con bằng smartphone, trẻ dễ mắc bệnh não

Không ít người còn 'tậu' hẳn cho con 1 chiếc smartphone để luôn mang theo bên mình mà không biết được rằng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ quấy khóc, nhiều phụ huynh thường lấy điện thoại di động để dỗ. Thậm chí, không ít người còn 'tậu' hẳn cho con 1 chiếc smartphone để luôn mang theo bên mình mà không biết được rằng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

1 tuổi đã dùng điện thoại đắt tiền

Trong lúc cho cậu con trai mới hơn 6 tháng tuổi ăn, chị Nguyễn Thị Minh (TP Vũng Tàu) cứ hí hoáy thay đổi những bài hát vui nhộn trong chiếc điện thoại di động của mình rồi đưa cho con cầm, xúc từng thìa thức ăn đút cho con. Mặc dù bé không khóc những chị cũng phải “chiến đấu” với con gần tiếng đồng hồ thì chén thức ăn mới hết. Chị Minh kể: “Bé phải cầm điện thoại chơi thì mới chịu ăn. Tôi thấy nhiều người bạn cũng cho con chơi điện thoại nên nghĩ là không có vấn đề gì”. Xung quanh đủ thứ đồ chơi như đàn, bóng, thú bông… với nhiều màu sắc sặc sỡ nằm chỏng chơ nhưng bé chẳng thèm đoái hoài.
1-3.jpg
Nhiều nhà khoa học khuyến cáo, các phụ huynh không nên cho trẻ dưới 15 tuổi sự dụng điện thoại di động 
Không riêng gì chị Minh mà nhiều bậc cha mẹ khác cũng lựa chọn điện thoại di động như một món đồ chơi hữu hiệu để dỗ bé. Chị Võ Hoài Chân (Q.Bình Thạnh, TPHCM) sử dụng iPhone để dỗ dành những lúc con khóc, nhất là khi cho con ăn uống. Chị tâm sự: “Lúc đầu chỉ mở những bài hát để thu hút sự chú của bé rồi để máy ở xa, nhưng thấy bé đòi quá nên tôi đành cho bé cầm chơi”.

Không chỉ mang điện thoại di động của mình cho con chơi, nhiều ông bố bà mẹ còn còn sắm hẳn cho con một chiếc smartphone, như trường hợp của chị Lê Thị Tuyết (phố Hàng Bún, Hà Nội). Mặc dù cô con gái hơn được hơn 1 tuổi nhưng vợ chồng chị đã mua hẳn cho con 1 chiếc smartphone. Thậm chí, nhiều lúc đã đi ngủ những bé vẫn giữ khư khư bên mình mà không muốn để cho bố mẹ cất đi.

Chị Tuyết cho biết: “Bé bắt đầu mê điện thoại từ lúc 6 tháng tuổi. Đến giai đoạn biết đi, cứ thấy điện thoại của bố mẹ ở đâu là bé cầm chơi. Nhiều lúc còn cầm điện thoại lên alô, học người lớn nói chuyện tíu tít trông rất buồn cười”. Nói về việc mua cho con một chiếc điện thoại đắt tiền, chị cho hay: “Muốn con học nói nhanh hơn, sớm tiếp cận với công nghệ và đơn giản hơn là vì con thích”.
 
Nguy cơ mắc bệnh

Về ảnh hưởng của điện thoại di động đến sức khỏe con người đến nay vẫn còn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Trong khi các hãng điện thoại di động ra sức chứng minh về sự an toàn của những sản phẩm mình làm ra thì nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học lại đưa ra kết luận ngược lại. Một nghiên cứu của 31 nhà khoa học đến từ 14 nước được công bố vào tháng 5/2011 đã đủ chứng cứ để Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê điện thoại di động vào danh sách những thứ có thể gây bệnh cho con người như ung thư não, u tế bào thần kinh... do ảnh hưởng của loại bức xạ được phát ra từ điện thoại di động.

Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng, việc cho con chơi điện thoại di động sẽ tăng khả năng nhận biết về hình ảnh và âm thanh cho trẻ, nhất là trong giai đoạn bé học đi. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học lại chỉ rõ, từ trường của điện thoại di động có thể âm thầm xâm nhập vào cơ thể và gây ra những ảnh hướng xấu.
smart-phone.jpg
Ở trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn. Ngoài ra, sóng điện từ còn có thể tác động xấu đến hệ miễn dịch của trẻ. Đặc biệt nguy hiểm hơn là ở chỗ từ trường điện thoại không màu, không mùi, vô hình và phải sau nhiều năm sử dụng thì các tác hại của nó mới có thể nhận thấy được. Nhiều nhà khoa học khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng điện thoại di động.

Thực tế cho thấy, hầu như đứa trẻ nào cũng đều thích thú với điện thoại di động. Nhưng không phải vì thế mà các bậc phụ huynh “thả ga” cho con. Nếu muốn dùng điện thoại để dỗ dành thì cần lưu ý phải để ở một khoảng cách xa hợp lý, không để gần trẻ. Đặc biệt, đừng cho bé quá yêu “dế”, đến mức không thể không có điện thoại trong mỗi bữa ăn hay lúc uống sữa.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Giáo dục

Kỹ năng chăm sóc trẻ

sai lầm của bố mẹ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.