Dọa dẫm "Mẹ sẽ tịch thu nếu lần sau con còn nghịch điện thoại" thật vô ích, tốt hơn cha mẹ hãy áp dụng 4 phương pháp này

Việc cha mẹ dọa dẫm để trẻ rời mắt khỏi điện thoại thực chất chẳng mấy hiệu quả.

Việc cha mẹ dọa dẫm để trẻ rời mắt khỏi điện thoại thực chất chẳng mấy hiệu quả. Và để các bé vào khuôn khổ, sử dụng có chừng mực, tốt hơn hết cha mẹ nên tham khảo 4 phương pháp này!
 

1. Hạn chế thời gian sử dụng và phát triển thói quen

Bây giờ là thời đại công nghệ và rất khó để ngăn trẻ em không sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử máy tính bảng, máy tính... Tuy nhiên, cha mẹ có thể giới hạn thời gian sử dụng điện thoại di động và giúp con phát triển thói quen này. Ví dụ, cha mẹ quy định con chỉ được dùng điện thoại di động không quá 30 phút mỗi lần và không quá 1 giờ mỗi ngày. Trước giờ đi ngủ con cũng không được xem điện thoại di động.

Dọa dẫm Mẹ sẽ tịch thu nếu lần sau con còn nghịch điện thoại thật vô ích, tốt hơn cha mẹ hãy áp dụng 4 phương pháp này-1

Ngay từ đầu khi con tiếp xúc với điện thoại đã có quy định như vậy rồi thì con sẽ hình thành 1 thói quen cố định. Khi lớn lên, con cũng sẽ tự biết giới hạn của mình, không mè nheo, khóc lóc để đòi điện thoại bằng được.

2. Thực hiện nghiêm túc và đề ra cả các khung hình phạt

Thói quen của trẻ không phải ngày 1 ngày 2 có thể tạo thành. Nếu như hiện tại con đã rất đam mê điện thoại và khó mà dứt ra, cha mẹ hãy kiên nhẫn "cai" 1 cách từ từ. Cha mẹ sẽ giới hạn thời gian sử dụng của con mỗi ngày ít dần, đưa ra những hình phạt nếu con không nghe, khuyến khích con tham gia những thú vui bổ ích khác.

Dọa dẫm Mẹ sẽ tịch thu nếu lần sau con còn nghịch điện thoại thật vô ích, tốt hơn cha mẹ hãy áp dụng 4 phương pháp này-2

Khuyến khích con tham gia những thú vui bổ ích khác.

Hãy thỏa thuận với trẻ như những người trưởng thành, áp dụng biện pháp phạt khi con không nghe theo chứ đừng gào lên dọa dẫm "lần sau con như thế thì...". Bằng cách này, không chỉ có thể cải thiện ý thức sử dụng điện thoại của trẻ mà còn phát triển thói quen tốt trong nhiều vấn đề khác.

3. Lọc nội dung di động để sử dụng tùy chỉnh

Trẻ thích sử dụng điện thoại thường thấy nhất là để xem video phim, ảnh, hoạt hình... và chơi game. Cha mẹ nếu như lọc bớt nội dung trên điện thoại và không thể đáp ứng sở thích của trẻ thì các bé sẽ dần dần tự buông. 

Dọa dẫm Mẹ sẽ tịch thu nếu lần sau con còn nghịch điện thoại thật vô ích, tốt hơn cha mẹ hãy áp dụng 4 phương pháp này-3

Ví dụ, không cho điện thoại kết nối wifi, 3G, 4G, không tải game về máy... Ngoài ra, hiện tại có rất nhiều phần mềm hiện đại, thân thiện với người dùng cho phép lọc dựa theo độ tuổi. Sau khi chế độ này được bật, điện thoại sẽ tự động lọc và đẩy nội dung phù hợp nhất cho trẻ em để xem, để tránh một số thông tin xấu, không phù hợp. Đây cũng là một cách hay cha mẹ có thể tham khảo.

4. "Tấm gương phản chiếu" - sức mạnh của cha mẹ kiểu mẫu

Môi trường gia đình là điều cần thiết để trẻ có được những thói quen tốt, trong đó có cả việc hạn chế sử dụng điện thoại. Nếu bản thân cha mẹ nghiện điện thoại di động, hễ về tới nhà là ôm máy thì làm sao có thể yêu cầu con cái không sử dụng?

Dọa dẫm Mẹ sẽ tịch thu nếu lần sau con còn nghịch điện thoại thật vô ích, tốt hơn cha mẹ hãy áp dụng 4 phương pháp này-4

Do đó, nếu ở nhà, đặc biệt là trước mặt trẻ em, cha mẹ tốt nhất không nên dán mắt vào điện thoại di động. Làm việc nhà, đọc sách hoặc thực hiện một số trò chơi với trẻ không chỉ đánh lạc sự chú ý của con vào điện thoại, còn giúp gắn kết tình cảm gia đình nữa đấy!
 

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/doa-dam-me-se-tich-thu-neu-lan-sau-con-con-nghich-dien-thoai-that-vo-ich-tot-hon-cha-me-hay-ap-dung-4-phuong-phap-nay-222019151281014491.htm

điện thoại thông minh

làm cha mẹ

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.