- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng chỉ chú ý tới IQ, đây là 5 việc cha mẹ nhất định nên làm nếu muốn con thành công trong tương lai
Chuyên gia tâm lý đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc chiếm tới 80% sự thành công của mỗi người. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con, hãy tham khảo ngay 5 bí quyết này nhé!
- Sợ bị mất sách vở, hội học sinh quái chiêu nghĩ ra cách đánh dấu chủ quyền cực bá đạo, thế này thì đố ai cầm nhầm được
- Giáo viên ở Nghệ An bỏ quên học sinh trong nhà vệ sinh, 2 tiếng sau gia đình đến đón mới ngỡ ngàng phát hiện sự việc
- Khóc thét trước độ nghịch bá đạo của học sinh thời nay, tự chế xích đu đung đưa trong lớp, chơi vui thật nhưng ai cũng sợ một điều
Chuyên gia tâm lý đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc chiếm tới 80% sự thành công của mỗi người. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con, hãy tham khảo ngay 5 bí quyết này nhé!
Theo chuyên gia tâm lý học Irish Movido, 80% thành công được quyết định bởi cảm xúc trong khi IQ - chỉ số thông minh chỉ chiếm 20%. Điểm số cao, sự nổi trội trong học tập, thậm chí cả những giải thưởng danh giá không phải là chỉ số chính xác để quyết định thành công của một người.
Những đứa trẻ không học giỏi, điểm số không cao vẫn được đánh giá là tài năng khi sở hữu loạt đặc điểm sau đây
“Không có công thức hay quy luật nào để thành công trong cuộc sống. Nhưng phần lớn những cá nhân xuất sắc nhất thường dành nhiều thời gian của họ cho việc sáng tạo, đổi mới và học cách tư duy vượt qua những giới hạn”, Movido nhấn mạnh.
Theo Movido, trí tuệ cảm xúc được chia thành 5 yếu tố, đó là: hiểu bản thân, kiểm soát bản thân, động lực cá nhân, lòng thấu cảm và kỹ năng xã hội. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con? Dưới đây là 5 cách mà Movido gợi ý cho các bậc phụ huynh.
1. Giúp con hiểu về cảm xúc của mình
Cấp độ đầu tiên của trí tuệ cảm xúc chính là sự hiểu biết về bản thân, bao gồm cả việc nhận thức về cảm xúc. Trẻ em thường sẽ rất khó để diễn tả những cảm xúc mà chúng đang trải qua. Điều này dẫn đến những cơn giận giữ bất ngờ khi chúng cảm thấy bị kìm nén quá sức.
Là cha mẹ, bạn cần nhẹ nhàng và thấu hiểu. Thay vì bắt con phải thế này, phải thế kia, hãy để trẻ được cởi mở nói về cảm xúc của mình. Điều quan trọng bạn nên làm là khiến con cảm thấy an toàn và tin tưởng. Hãy luôn dạy con rằng chúng không thể lựa chọn được cảm xúc của mình, nhưng chính trẻ là người quyết định sẽ làm gì với thứ cảm xúc ấy.
2. Không giới hạn cảm xúc
Bản chất của trẻ em là bốc đồng và thường không kiểm soát được cảm xúc. Tuy nhiên, cha mẹ đừng giới hạn cảm xúc của trẻ, chỉ can thiệp kịp thời khi thấy con cư xử không đúng mực hoặc khi con trở nên bạo lực với chính mình và người khác.
(Ảnh minh họa)
Theo Movido, phương pháp “đèn giao thông” sẽ rất hữu ích trong những tình huống này. Đầu tiên bạn nhắc con dừng lại, giống như khi nhìn thấy đèn đỏ. Tiếp đến là đèn vàng, hãy yêu cầu con nghĩ tới các giải pháp, nên làm gì và không nên làm gì. Cuối cùng là đèn xanh, cha mẹ cần hướng dẫn con chọn ra giải pháp tốt nhất.
3. Công nhận sự cố gắng của con
Yếu tố thứ ba của trí tuệ cảm xúc là tạo động lực cho bản thân. Việc công nhận những nỗ lực hơn thay vì kết quả đạt được rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ. Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở con rằng sự kiên trì và chăm chỉ để đạt được mục tiêu có ý nghĩa nhiều hơn chính thành tích của con.
(Ảnh minh họa)
4. Dạy con sự đồng cảm
Theo Movido, trẻ em từ 2 tuổi đã có thể biết đồng cảm, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn hiểu điều đó. Chẳng hạn, khi trẻ nhìn thấy bạn mình khóc, chúng cũng sẽ khóc theo vì cảm nhận được những gì bạn đang trải qua. Tuy nhiên, khi lớn lên, chúng nhận ra rằng những gì gây ra nỗi đau cho người khác có thể không khiến chúng cảm thấy buồn. Đây là chính là tầm quan trọng của việc cha mẹ nên dạy con sự đồng cảm.
Khi con kể về một việc xảy ra với ai đó trong trường, hãy hỏi xem nếu con là họ, con sẽ thấy như thế nào. Học cách thiết lập liên hệ với người khác thông qua lời nói và cử chỉ sẽ giúp trẻ trở thành người tử tế, ân cần, biết quan tâm và suy nghĩ về việc làm của mình.
5. Khuyến khích con trò chuyện và xây dựng các mối quan hệ
Yếu tố cuối cùng của trí tuệ cảm xúc là quản lý các mối quan hệ. Ở nhà, cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp, trò chuyện cởi mở với con để dạy chúng cách kết nối, trao đổi thông tin cũng như có ý thức tôn trọng người khác. Đây là cách đơn giản mà hiệu quả giúp nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho con.
Bởi khi được tiếp xúc với nhiều ý kiến, quan điểm, trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ. Từ đó, chúng dễ dàng chấp nhận và khoan dung hơn với người khác cũng như với chính bản thân mình.
Theo Helino