- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giả vờ ngốc nghếch - Cách giúp con tự tin bố mẹ có con nhút nhát phải đọc ngay
"Giả vờ ngốc nghếch" không phải là một phương pháp giáo dục nhưng nếu áp dụng "đúng liều lượng" lại có tác dụng tốt.
"Giả vờ ngốc nghếch" không phải là một phương pháp giáo dục nhưng nếu áp dụng "đúng liều lượng" lại có tác dụng tốt. Nó giúp trẻ dễ chấp nhận khi gặp thất bại và tăng cường sự tự tin cho con.
Trong quá trình trưởng thành và lớn lên của mỗi đứa trẻ, sẽ có nhiều lúc trẻ làm sai, trẻ mắc lỗi. Đó hoàn toàn là điều bình thường nhưng cách ứng xử của cha mẹ với trẻ trong mỗi tình huống đó về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cả tính cách của trẻ. Cụ thể là nó có thể khiến một đứa trẻ ngày càng tự ti hay là trở thành người biết chấp nhận thất bại một cách nhẹ nhàng rồi tìm cách vượt qua khó khăn và ngày càng tự tin, mạnh mẽ.
Bàn luận về những tình huống trẻ mắc lỗi, làm sai đó, chị Phan Hồ Điệp - mẹ của "thần đồng" nổi tiếng Đỗ Nhật Nam - từng được rất nhiều mẹ ngưỡng mộ với những cách dạy con nhẹ nhàng mà thấm thía, đã cho rằng: "Những lời nói mang tính sát thương có thể dập tắt hành vi vào thời điểm đó nhưng lại để lại những hậu quả khó lường. Mà cái dễ nhìn thấy nhất là trẻ sẽ tự ti hoặc có thể chính trẻ sẽ hằn học với cuộc đời". Chính bởi thế, mẹ Nhật Nam đã đưa ra một vài gợi ý để cha mẹ có cách ứng xử tích cực hơn, giúp con dễ dàng chấp nhận thất bại và ngày càng tự tin.
"Giả vờ ngốc nghếch giúp con dễ chấp nhận hơn mỗi khi con chơi trò gì đó mà bị thua" (Ảnh: FB Phan Hồ Điệp).
"Giả vờ ngốc nghếch" không phải là một phương pháp giáo dục nhưng nếu áp dụng "đúng liều lượng" lại có tác dụng tốt. Đây là một số gợi ý, bạn thử xem bạn đã làm những gì với bé nhà mình rồi nhé:
1. Tỏ ra không biết gì: Bạn đi giày ngược, bạn mặc áo từ đằng trước ra đằng sau, bạn không biết là sẽ đội mũ ở đâu, đếm sai, đọc nhầm, hát sai lời bài hát… Lúc làm sai, bạn cứ giữ nét mặt tỉnh bơ nhé. Khi nào bé phá lên cười và nói: Bố/ mẹ sai rồi! Bạn hãy cảm ơn thật nhiệt tình và hỏi trẻ cách để làm lại.
2. Tỏ ra vụng về: Không mở được nắp chai nước, ném bóng lung tung, không lấy được một đồ vật ở chỗ nào đó, không biết cầm đũa đúng cách.
3. Vờ như một em bé: Bạn cầm lấy một đồ chơi của bé và ôm vào lòng rồi nói: "Của mẹ, của mẹ chứ!". Bạn nằm lăn ra sàn và dang tay chân nói: "Tớ chán đi học rồi!". Bạn thì thầm với con: "Lớp mẫu giáo toàn các bạn thò lò mũi nhỉ, tớ không thích tẹo nào". (rồi lấy tay quệt mũi của mình).
4. Vờ như dễ bị đau: Bạn chơi trò chơi với con và chỉ cần hơi va chạm nhẹ những cũng nhăn nhó và kêu la: "Oái oái, chân tôi đau quá. Tôi cần đi bác sỹ…". Hoặc bạn cho con chạm nhẹ vào bụng, vào má nhưng con cứ chạm đến đâu là bạn lại kêu to lên: "Ối, đau thế!".
5. Vờ như dễ dàng bị nhầm lẫn: Bạn đưa cái mũ lên miệng và nói: Để tôi ăn thử cái bánh quy này xem. Rồi bạn mời con ăn cùng.
6. Vờ như rất dễ đồng ý: Khi con bực tức vì một việc gì đó, hãy đưa ra một vài đề nghị "ngớ ngẩn" ví dụ: "Con có thích ngồi yên 10 phút trong phòng một mình không?". Khi trẻ trả lời "không", bạn sẽ ngẫm nghĩ một lát rồi nói: "Thôi được rồi, mẹ đồng ý. Con thắng rồi".
Làm cách này khiến con dễ chấp nhận hơn mỗi khi con chơi trò gì đó mà bị thua.
Tthay vì mắng mỏ thậm chí đay nghiến, dằn vặt trẻ, hãy bình tĩnh giúp trẻ sửa sai (Ảnh minh họa).
Ngoài những cách "vờ vĩnh" trên, để tăng sự tự tin của trẻ, mỗi khi trẻ làm sai, bạn có thể áp dụng theo "quy trình" sau:
- Chỉ ra lỗi sai của trẻ.
- Cho chúng quyền làm chủ tình huống.
- Giúp trẻ sửa sai.
- Giữ sự tự trọng của trẻ.
Mình cũng mong ước các thầy cô giáo thay vì mắng mỏ thậm chí đay nghiến, dằn vặt, sẽ bình tĩnh để có thể thực hiện các bước trên.
Trong thực tế, những lời nói mang tính sát thương có thể dập tắt hành vi vào thời điểm đó nhưng lại để lại những hậu quả khó lường. Mà cái dễ nhìn thấy nhất là trẻ sẽ tự ti hoặc có thể chính trẻ sẽ hằn học với cuộc đời.
Không giỏi toán, tiếng Việt, tiếng Anh… cũng chưa chắc đã sao nhưng tâm hồn bị tổn thương mới là điều đáng ngại.
Nên mình thích cụm từ "chữa lành" trong bài báo có tiêu đề: "Giáo dục mầm non là để cân bằng và chữa lành cho trẻ". Hãy để trẻ lớn lên với nhiều "khao khát" và "dại khờ".
Theo Helino