- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học cha mẹ Đức nuôi dạy con độc lập bằng 3 bí quyết đơn giản
Gần như không bao giờ can thiệp vào các mối quan hệ bạn bè của con, đó chính là một trong những nguyên tắc của cha mẹ Đức để nuôi dạy nên những đứa trẻ độc lập, tự chủ từ bé.
Tính trung bình, các gia đình ở Đức có từ 1 đến 2 con. Hầu hết những đứa con rời khỏi nhà mình ngay khi chúng 18 tuổi, khi đó, trẻ đã được coi là người lớn. Có rất nhiều thanh niên Đức di chuyển đến sống tại một thành phố khác để học tập tại các trường đại học hoặc học đào tạo nghề chuyên nghiệp, thậm chí có một số bạn trẻ chọn cách đi du học nước ngoài. Và cha mẹ Đức hoàn toàn yên tâm khi "buông" con mình ra bởi họ đã "tôi luyện" nên một thế hệ độc lập, tự chủ bằng 3 bí quyết nhỏ sau đây:
1. Tại Đức, bắt buộc trẻ phải đi học
Giáo dục là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy con ở Đức và trẻ phải đến trường là điều bắt buộc. Điều này có nghĩa là từng bang có quyền ra điều luật riêng cho việc trẻ đi học nhưng phải đảm bảo tổng thời gian trẻ đến trường là 10 năm. Nếu cha mẹ Đức cho trẻ đi học muộn hơn so với quy định thì họ phải chịu trách nhiệm, vì nhiệm vụ của họ là cho con được đến trường.
Ở Đức, trẻ bắt buộc phải đi học khi đã đủ 6 tuổi và trải qua 10 năm "mài dũa" trên ghế nhà trường.
Khi trẻ đi học, cha mẹ Đức cùng tham gia hợp tác giáo dục trẻ với giáo viên. Ở đây, các buổi họp phụ huynh và các cuộc gặp mặt buổi tối với giáo viên diễn ra thường xuyên. Trong các cuộc họp này, cha mẹ Đức có thể tìm hiểu về những đứa con của họ xem trẻ ở trường học như thế nào, xác định điểm mạnh và điểm yếu của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ Đức còn nhận được lời khuyên từ giáo viên về việc làm thế nào để hỗ trợ cho trẻ nhiều hơn cũng như làm thế nào để tiếp tục giáo dục trẻ khi chúng chuyển lên cấp 2.
2. Trẻ em Đức không bao giờ bị đánh đòn
Trẻ em Đức luôn nhận được sự tôn trọng và cha mẹ Đức nói “không” với bạo lực. Ngay tại trường học, các em cũng không bị đánh hoặc phải chịu hình phạt nghiêm khắc.
Các bé trai và bé gái học cùng một trường và chung một lớp thể dục. Đôi khi, các chuyến đi thực địa được tổ chức tại một nơi mà toàn bộ lớp đều có thể đi cùng với nhau. Những chuyến đi này là một phần quan trọng của quá trình giáo dục. Nếu cha mẹ nào không đủ khả năng tài chính để lo cho con mình trong những chuyến đi, thì thường sau đó học sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ một quỹ từ thiện.
Trẻ em Đức không bao giờ bị đánh đòn, và ngay ở trong trường học cũng không có chuyện các em bị khẽ tay hay bị trừng phạt nghiêm trọng.
Cha mẹ Đức đặt rất nhiều tâm huyết và coi trọng việc nuôi dạy con trở thành người độc lập, có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Một số trẻ em ở Đức được nhận trợ cấp để chúng có thể mua những thứ chúng cần. Đồng thời, trẻ cũng phải học cách quản lý tài chính của mình một cách độc lập với một số tiền nhất định. Nhiều trẻ cũng tự tìm việc làm vào mùa hè để kiếm thêm chút tiền tiêu vặt.
3. Trẻ được tự do quyết định về mối quan hệ bạn bè của mình
Cha mẹ Đức không có thói quen can thiệp vào mối quan hệ bạn bè của con mình. Họ để cho trẻ tự quyết định việc kết bạn với ai, chơi với bạn nào và họ chấp nhận những sai lầm trong cách nhìn người của trẻ. Cha mẹ Đức nghĩ rằng nên để trẻ tự mình khám phá các mối quan hệ để tìm ra đâu là những người bạn mà mình thích.
Trẻ em Đức thường có rất nhiều bạn bè và cha mẹ của các em không bao giờ can thiệp vào chuyện kết bạn của con.
Sẽ không phải là chuyện bình thường nếu cha mẹ Đức lựa chọn bạn cho con. Hầu hết trẻ em ở đây có rất nhiều bạn bè trước khi quyết định chơi thân với ai. Và khi trẻ lớn lên, việc yêu ai cha mẹ cũng không can thiệp. Họ cũng không có ý kiến nếu con mình chọn sống cùng đối tác dù không kết hôn.
Nguồn: DW