- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khi con là 'sao’ ở trường, ‘bom’ ở nhà
"Con gái lớp 3 của tôi chẳng khác gì cô bé hai mặt. Ở ngoài, con ngoan ngoãn, giỏi giang, không khác gì ngôi sao. Thế nhưng, ở nhà, con rất xấu tính, suốt ngày than thở, cáu giận", chị Phạm Hà Vân (Minh Khai, Hà Nội) lo lắng, than thở.
Ở ngoài, con luôn tỏ ra dễ thương, hoàn hảo. Ảnh minh họa |
Chị Hà Vân thực sự không hiểu con gái của mình. Ở ngoài, con ngoan ngoãn, khiêm tốn, dễ thương, học hành giỏi giang. Con luôn là tấm gương để các bà mẹ khác dạy con gái mình. Ai cũng khen chị có con gái đáng yêu.
Thế nhưng, chỉ cần bước chân về nhà, con thay đổi hoàn toàn. Sự dễ thương, đáng yêu, nụ cười tươi tắn gần như không còn xuất hiện. Thay vào đó, con than thở chuyện trường lớp. Con nổi giận khi những việc ở nhà không theo ý con. Con lười biếng, không chịu làm việc nhà dù mẹ yêu cầu. Mọi người trong nhà gần như không dám động vào con vì con rất dễ nổi cáu. Con chẳng khác nào quả bom hẹn giờ có thể nổ bất cứ lúc nào.
Theo bác sĩ tâm lý Cheonseok Suh (Hàn Quốc), trường hợp như con gái chị Hà Vân cho thấy bé đang cố giữ sự hoàn hảo bên ngoài vì lo lắng sẽ bị người khác đánh giá, chỉ trích. Thực tế, bé đang thiếu tự tin và cho rằng, bản thân mình có vấn đề. Bé sợ mọi người biết được con người thật của mình, sợ bị mọi người coi thường. Bé lo lắng mọi người soi mói điểm xấu của mình để chế giễu.
Ở nhà, con cáu có, nổi giận bất cứ khi nào. Ảnh minh họa |
Với những đứa trẻ này, cha mẹ cần dành nhiều lời động viên con nhưng đồng thời cũng phải giúp con nhận thức được việc phải tôn trọng những người thân yêu quanh mình thì mới có thể sống hạnh phúc hơn. Khi dạy bảo, cha mẹ không nên quá tập trung vào việc phê bình hành động không tốt của con với gia đình vì như thế con sẽ càng tự ti hơn.
Con buồn phiền vì hiểu rõ lỗi sai của mình, nhưng không biết sửa đổi thế nào. Thiếu tự tin sẽ khiến con hành động tiêu cực. Vậy nên, cha mẹ đừng chỉ chú tâm vào những hành động tiêu cực của con mà hãy để ý hơn vào việc làm thế nào để giúp con nâng cao lòng tự tin. Sẽ là không đủ nếu chỉ dạy con rằng, việc tôn trọng gia đình là hành động đúng đắn và con cần thực hiện hành động đó. Cha mẹ hãy bổ sung thêm rằng tôn trọng gia đình cũng chính là cách để con yêu thương bản thân.
Theo Phụ nữ Việt Nam