Không giữ con“kè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen

Cơn ác mộng lớn nhất đối với các bà mẹ là gì? Chắc chắn là chuyện đứa con nghịch ngợm bỗng dưng biến mất khỏi tầm mắt.

Cơn ác mộng lớn nhất đối với các bà mẹ là gì? Chắc chắn là chuyện đứa con nghịch ngợm bỗng dưng biến mất khỏi tầm mắt.

“Nếu chuyện trẻ bị bắt cóc xảy ra thì sao”...luôn là nỗi ám ảnh với chị em và khiến nhiều bà mẹ có quan điểm đi đâu cũng giữ con bên mình không rời nửa bước. Thậm chí cả buổi đi chơi cũng “ăn mất ngon” vì mải rượt đuổi theo đứa trẻ.

Nhưng Hoắc Tư Yến – nữ diễn viên sinh năm 1981, được mệnh danh là ngọc nữ C-biz  lại có quan điểm khác.

Không giữ conkè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen-1

Hoắc Tư Yến – nữ diễn viên sinh năm 1981, được mệnh danh là ngọc nữ C-biz có một gia đình hạnh phúc bên cậu con trai lém lỉnh thông minh.

Trong số mới của chương trình truyền hình thực tế Trung Quốc "Mẹ là Siêu nhân 3", Hoắc Tư Yến đã làm một thử nghiệm “để con trai bị lạc trong siêu thị” và xem phản ứng của bé.

Đầu tiên Hoắc Tư Yến nhắc nhở con trai mình: Nếu con không thể tìm thấy mẹ thì con sẽ làm gì? Nhận thấy sự trôi chảy của câu trả lời từ con trai, người mẹ đã quyết định lẻn đi trốn.

Không giữ conkè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen-2

Hoặc Tư Yến lợi dụng lúc con không để ý rồi lén trốn đi.

Sau đó, theo camera ghi lại, con trai Hoắc Tư Yến bắt đầu không thấy mẹ mình và bình tĩnh tìm người trợ giúp trong siêu thị. Cậu bé tìm thấy một người phục vụ đang kiểm đếm, cậu không nói rằng mình đang không thể tìm thấy mẹ mà trước tiên hỏi ngay Khu vực trợ giúp ở đâu. Cứ như vậy, cậu bé đã an toàn đến được bàn trợ giúp và tìm lại được mẹ.

Cách dạy con của nữ nghệ sĩ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận.

Không giữ conkè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen-3

Con trai Hoắc Tư Yến nhanh chóng tìm được một nhân viên đang xếp hàng ở siêu thị.

Không giữ conkè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen-4

Nhờ vậy, cậu bé nhanh chóng đến được bàn trợ giúp khi lạc mẹ.

Theo các chuyện gia phân tích, nếu vì quá sợ con bị bắt cóc mà đi đâu cũng nắm chặt tay con, những đứa trẻ như vậy trong hoàn cảnh bị lạc thì lại không có kỹ năng tự giúp đỡ hay tìm kiếm sự giúp đỡ, thậm chí tương tác xã hội của con cũng bị giảm. Trẻ em bị kèm cặp nhiều quá không có khả năng tự kiểm soát hoặc kháng cự.

Cách tốt nhất là cho con làm quen với mọi tình huống cụ thể trong cuộc sống. Nói với con về những người đáng tin cậy, nhận biết người đáng tin cậy. Giống như Hoắc Tư Yến, đưa một đứa trẻ đến siêu thị và dạy con cách tìm một người phục vụ là một ví dụ tốt. 

Không giữ conkè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen-5

Hoắc Tư Yến cùng chồng trong ngày sinh nhật con trai 1 tuổi

Ngoài ra, khi cùng con đi ra ngoài, nếu trẻ đã đủ lớn, mẹ và con nên thống nhất trước đó rằng con sẽ chỉ chạy chơi trong tầm mắt của mẹ. Mẹ sẽ không đuổi theo con và nếu con rời khỏi tầm mắt mẹ, chuyến đi chơi sẽ kết thúc và con phải về nhà sớm. Đây là điểm mấu chốt, không mặc cả, kỳ kèo. Khi mẹ và con có quy tắc rõ ràng, cả hai bên phải thực hiện đầy đủ. Lâu dần, trẻ tự nhiên sẽ phát triển thành thói quen.

Không giữ conkè kè” vì sợ bắt cóc, cách dạy của ngọc nữ điện ảnh được chuyên gia khen-6

Bất kể con bạn có tính cách như thế nào, việc dạy con  nắm vững khả năng giải quyết vấn đề luôn quan trọng hơn là ngăn ngừa sự xuất hiện của các vấn đề chưa biết. Trao cho con khả năng độc lập để suy nghĩ, đánh giá và tìm kiếm các giải pháp bất kể ở đâu, trong hoàn cảnh nào là những gì cha mẹ nên dạy con cái mình.

Theo Khám Phá


Cách dạy con

bắt cóc

Dạy con

con bị lạc

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.