Lập “kế hoạch” để giúp con hết nhút nhát, dễ kết bạn

Nhút nhát, thiếu kỹ năng kết bạn sẽ làm trẻ thiếu tự tin, cô đơn và khả năng hòa nhập ngày một kém. Do vậy, việc lên kế hoạch giúp trẻ học cách kết bạn, qua đó phát triển và hoàn thiện các kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp là việc cần thiết dành cho các bậc phụ huynh.

Nhút nhát, thiếu kỹ năng kết bạn sẽ làm trẻ thiếu tự tin, cô đơn và khả năng hòa nhập ngày một kém. Do vậy, việc lên kế hoạch giúp trẻ học cách kết bạn, qua đó phát triển và hoàn thiện các kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp là việc cần thiết dành cho các bậc phụ huynh.

1. Khuyến khích con tham gia học nhóm

Với những trẻ nhút nhát, việc khuyến khích con trở thành một phần của đám đông có vẻ như không hề dễ dàng. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn có thể khuyến khích con tham gia các lớp năng khiếu âm nhạc, nghệ thuật, học Tiếng Anh, hoặc tạo một nhóm phụ huynh thường xuyên liên hệ để các con có cơ hội gặp gỡ, trao đổi những sở thích, đồ chơi của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đăng kí cho con tham gia thêm những trò chơi ngoài trời, những môn học ngoại khoá hay hoạt động thể dục thể thao tại nhà trường hoặc các CLB thiếu nhi khác. Với các khoá học này, các con không chỉ học được các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống mà còn giúp con có môi trường để tiếp xúc và quan sát những người bạn nhỏ tuổi khác.

2. Dạy con biết chia sẻ


Trẻ con rất thích được chơi với những đứa trẻ cởi mở, hoà đồng, dễ dàng chia sẻ đồ chơi, thức ăn với chúng. Vì vậy, để con có bạn, trước hết bạn nên dạy con biết cách chia sẻ. Thỉnh thoảng, bạn nên cho con một vài thứ mà con có thể dễ dàng chia sẻ với các bạn ngoài giờ học. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện, hỏi han con về cách con đã chơi với bạn ra sao, các bạn đã thích thú thế nào khi con chia sẻ món đồ của mình, rằng con có vui không khi chơi với bạn không…? Điều đó sẽ giúp bạn tự đánh giá kết quả “kế hoạch” của mình.

Lập “kế hoạch” để giúp con hết nhút nhát, dễ kết bạn - Ảnh 1.

3. Chơi trò nhập vai

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non, những trò chơi nhập vai, đóng kịch có tác dụng giáo dục rất lớn. Bạn hãy cùng trẻ chơi và đóng vai một người xa lạ và dạy trẻ chào hỏi cũng như tự giới thiệu bản thân. Giúp trẻ đặt những câu hỏi thân thiện, lịch sự cũng giúp bé tìm hiểu sâu hơn về những người bạn mới. Qua đó, bạn cũng nên dạy bé "chọn bạn mà chơi" để phát triển những mối quan hệ lành mạnh.

4. Quan tâm chất lượng chứ không phải số lượng


Một vài trẻ với tính cách bẩm sinh, không thích đông người và đông bạn bè. Trẻ chỉ thích chơi với vài người bạn mà trẻ thấy hợp ý và hài lòng nhất. Trong trường hợp này, bạn nên tôn trọng và đừng ép trẻ phải có thật nhiều bạn. Thay vào đó, bạn nên định hướng và giúp con có được những người bạn thực sự lâu bền. Trên thực tế, để trẻ kết bạn không khó, vấn đề là làm cách nào để duy trì những tình bạn này kéo dài và trở thành một phần cuộc sống của trẻ. Vậy nên bên cạnh việc giúp con kết bạn, cha mẹ cũng cần định hướng cho bé để giữ gìn những mối quan hệ lành mạnh, nhận biết bạn xấu và phải đối xử với bạn như thế nào cho đúng.

Theo Trí thức trẻ

kỹ năng dạy con

Cách dạy con

Giáo dục

loại trí thông minh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.