Liên tục hối thúc con nhỏ, hành động tưởng chừng vô hại này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ

Đây là việc làm phổ biến đối với rất nhiều bậc phụ huynh khi thực hiện, họ không hề nghĩ đến tác hại khôn lường của mình gây ra đối với con nhỏ.

Đây là việc làm phổ biến đối với rất nhiều bậc phụ huynh khi thực hiện, họ không hề nghĩ đến tác hại khôn lường của mình gây ra đối với con nhỏ.

Bố mẹ thường bắt con nhỏ phải làm việc này, việc kia với tốc độ của một người trưởng thành, ví dụ như bảo chúng đánh răng mau lên, ăn uống, đi lại nhanh chóng, đừng để mọi người đợi. Thế nhưng, chính sự thiếu kiên nhẫn ở bố mẹ lại vô tình gây ra nhiều tác hại đến tâm lý và sự trưởng thành của những đứa trẻ.

Trẻ bị mắc chứng lo lắng

Liên tục hối thúc con nhỏ, hành động tưởng chừng vô hại này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ-1

Bố mẹ muốn con làm việc gì cũng nhanh gọn, dứt khoát nên không ngừng ở bên cạnh thúc giục. Vì không muốn bố mẹ nổi giận nên trẻ sẽ tự mình bỏ qua một vài bước cần thiết để thực hiện đạt được mục đích, dần dần sẽ hình thành thói quen làm việc qua loa dù không có phụ huynh bên cạnh.

Bố mẹ thiếu kiên nhẫn, liên tục càu nhàu bên tai sẽ tạo ra áp lực vô hình đối với trẻ, khiến chúng không thể tập trung vào công việc. Không ít trường hợp gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, khiến chúng luôn ở trong tình trạng sợ hãi, lo âu.

Trẻ không vận dụng đầu óc

Liên tục hối thúc con nhỏ, hành động tưởng chừng vô hại này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ-2

Là người hướng dẫn từng bước đi đầu đời của trẻ, bố mẹ không thể kỳ vọng chúng một sớm một chiều có thể trưởng thành. Ở giai đoạn đầu đời, phụ huynh cần rất nhiều kiên nhẫn để dạy dỗ con cái. Nếu không có đủ sự kiên nhẫn cần thiết, bố mẹ hối thúc sẽ khiến trẻ bỏ qua những suy nghĩ cơ bản vì chúng không có thời gian động não và làm quen với mọi điều mới mẻ. Thói quen tiêu cực một khi đã hình thành sẽ rất khó bỏ, trẻ sẽ chỉ quan tâm đến tốc độ mà không để ý đến quá trình thực hiện hay kết quả có tốt đẹp hay không.

Trẻ bị phụ thuộc vào bố mẹ

Liên tục hối thúc con nhỏ, hành động tưởng chừng vô hại này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ-3

Bố mẹ thường la mắng con vì muôn vàn lý do: ăn chậm, cột dây giày lâu, thay đồ cũng mất khối thời gian. Mỗi lần như vậy, phụ huynh thường sẽ cảm thấy khó chịu và quyết định lao vào can thiệp, cụ thể là làm giúp con. Hành động này của bố mẹ đã tước đi cơ hội để con được thực hành cũng như khả năng tự chăm sóc bản thân. Từ đó, mỗi khi đứng trước mặt bố mẹ, chúng sẽ mất hết tự tin, mọi thứ chỉ đợi phụ huynh làm giúp và tâm lý ỷ lại, phụ thuộc cũng từ đây mà hình thành.

Với tất cả những điều trên, bố mẹ nên hạn chế hối thúc trẻ một cách tiêu cực thay vào đó có thể vận dụng những phương pháp sau:

- Cho trẻ hạn định: Phụ huynh đừng nói điều vô ích như: "Bố/mẹ cho con 10 phút, nhanh mà cột dây giày đi" bởi vì trẻ con sẽ không hiểu được khái niệm thời gian. Thay vào đó, hãy chỉ vào đồng hồ và nói rằng: "Cây kim dài chỉ số 3 là con phải cột dây giày xong nhé".

- Dự báo hậu quả cho trẻ: "Nếu không thay đồ, con sẽ không được đi chơi đâu đấy", câu nói này sẽ trở thành động lực giúp trẻ trở nên tập trung và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao hơn.

- Lên kế hoạch trước cho con: Bố mẹ thường chỉ bắt con làm việc này việc kia mà thường không hỏi ý kiến chúng. Tốt nhất là nên cho con biết trước kế hoạch để chúng có thể chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý. Ví dụ như ngày mai cả nhà đi sở thú vào lúc 10 giờ sáng, con phải dậy sớm để làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi lên đường đi chơi. Một khi trẻ biết được điều thú vị đang chờ phía trước, chúng sẽ chủ động và hành động nhanh nhẹn hơn.
 


Theo Helino

 


Cách dạy con

làm cha mẹ

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.