"Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng", bé trai bí mật làm điều này!

Những chia sẻ của bé trai 13 tuổi khiến bất kì bậc cha mẹ nào cũng chạnh lòng.

Những chia sẻ của bé trai 13 tuổi khiến bất kì bậc cha mẹ nào cũng chạnh lòng.

Sinh thêm con thứ hai là áp lực đối với nhiều bậc cha mẹ không chỉ về kinh tế mà còn việc giáo dục và cả sự "cân bằng tình cảm". Đó là khi có con thứ hai, nhiều phụ huynh thường có xu hướng tập trung lo cho bé mà quên mất con lớn đang dần có lỗ hổng tình cảm rất lớn, thiếu vắng sự yêu thương của bố mẹ.

Trên thực tế trước đây, rất nhiều hệ quả đau lòng xảy đến với trẻ và gia đình xuất phát điểm từ việc cha mẹ sinh thêm em. Hay câu chuyện xảy đến với cậu bé 13 tuổi, sinh sống tại Bành Sơn, thành phố Meishan, Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình suy ngẫm.

Cha mẹ quan tâm em, con cảm thấy lạc lõng và muốn trốn chạy khỏi căn nhà

Vào khoảng 3h chiều, một cậu bé mặc áo khoác màu xanh, quần đen mua vé tại phòng vé của ga Nam Thành Đô. Tuy nhiên cậu bé không có giấy tờ tuỳ thân cũng như chứng minh thư nhân dân nên đã gây được sự chú ý với cảnh sát khu vực.

Sau khi thăm hỏi, cảnh sát nhận thấy cậu bé không đi cùng cha mẹ hay người thân nên đã đưa về phòng chờ để tìm hiểu rõ.

Ban đầu, cậu bé cứng đầu và không chịu nói bất kì thông tin gì. Tuy nhiên, sau một hồi được phía cảnh sát ổn định tinh thần, hỗ trợ, bé khai bản thân mới 13 tuổi, sinh sống ở Bành Sơn. Bố làm việc ở nước ngoài thỉnh thoảng ghé thăm nhà có mẹ và em. 3 người sống vô cùng hạnh phúc cho đến một ngày gia đình cậu nhóc đón thêm thành viên mới là em trai.

Cậu bé kể: "Kể từ ngày em trai chào đời, mẹ dành mọi thời gian, sự quan tâm và chăm sóc cho em. Bố ở nước ngoài quanh năm cũng ít quan tâm tới con. Con cảm thấy mẹ chỉ có mỗi một đứa con là em trai con thôi, mẹ không còn yêu con nữa. Con cảm thất lạc lõng và muốn bỏ nhà đi. Sáng sớm nay con đã lấy trộm 300 nhân dân tệ của mẹ và rời khỏi nhà". Cậu bé đã bắt xe buýt đến Thành Đô và muốn đi đến Thượng Hải.

Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng, bé trai bí mật làm điều này!-1

Sau khi nghe bé kể, các nhân viên cảnh sát đã an ủi rằng bố mẹ chỉ bận rộn với công việc và em còn nhỏ nên phải quan tâm em chứ không phải không yêu bé nữa. Mọi người thuyết phục bé nên trở về vì cuộc sống xã hội rất khó khăn, phức tạp. Hơn hết, lúc này khả năng bố mẹ đang rất lo lắng cho em.

Cậu bé vẫn nhất quyết không cung cấp thông tin người thân mà chỉ nói ra nơi mẹ làm việc. Phía cảnh sát nhanh chóng liên lạc và gửi cậu bé cho người lái tàu với nhiệm vụ đưa cậu bé trở về Bành Sơn an toàn.

Điều quan trọng là hãy giao tiếp với con của bạn trước khi sinh con thứ 2

Ning Weiwei, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Sức khỏe Tâm thần Tứ Xuyên và là giáo sư tâm lý học tại Đại học Giao thông Tây Nam tin rằng cha mẹ nào muốn sinh con thứ hai thì nên có những cuộc trò chuyện với con cái, bằng không bé sẽ có thái độ tiêu cực.

Hầu hết các trẻ không thích mẹ sinh thêm em vì lo lắng rằng sau khi có thêm thành viên, tình yêu của cha mẹ sẽ bị san sẻ hoặc mất đi, từ đó mất đi cảm giác an toàn.

Giáo sư Ning tin rằng trước khi cha mẹ quyết định sinh thêm con thứ hai thì hãy nên nói chuyện với con lớn. "Đừng đưa ra quyết định mà không có hướng đi tích cực và những giải pháp tích cực".

Tại sao trẻ có sự "nghi ngờ" về tình yêu của mẹ?

Một khái niệm cần hiểu rõ: Trẻ không nghi ngờ về tình yêu của bạn, mà chỉ là não bộ của trẻ chưa phân biệt "số lượng 1 hay 2 bé là như thế nào?" và não bộ vẫn duy trì tính cố hữu bám dính về tình yêu của mẹ, cho tất cả các bé đến 18 tháng tuổi. Đó cũng là lí do chúng tôi vẫn khuyên cha mẹ: Nếu có thể sắp xếp để sinh em bé thứ 2, thời điểm thuận lợi nhất sẽ là khi bé thứ nhất sau 18 tháng tuổi.

Giúp trẻ hiểu về sự có mặt của đứa em

Với bé dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

- Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện

Với bé lớn hơn 18 tháng

Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

Vào ngày bé thứ 2 ra đời

Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào.

Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.

Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.

 


Theo Khám Phá


làm cha mẹ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.