- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những quan niệm sai lầm của cha mẹ về khả năng học ngoại ngữ của trẻ
Vì nhiều suy nghĩ sai lầm mà phụ huynh đã bỏ lỡ "giai đoạn vàng" hoặc định hướng cho con cách học ngoại ngữ không đúng đắn.
Vì nhiều suy nghĩ sai lầm mà phụ huynh đã bỏ lỡ "giai đoạn vàng" hoặc định hướng cho con cách học ngoại ngữ không đúng đắn.
Khi nói chuyện về việc học ngoại ngữ của con trẻ, mọi người đều muốn trẻ được phát triển tốt nhất, nhưng họ thường đưa ra nhận định dựa vào niềm tin của mình chứ không phải là vào thực tế. Nếu bạn chia sẻ với bạn bè/người thân về việc muốn dạy con mình nhiều ngôn ngữ 1 lúc, thì thường bạn sẽ được nghe vô số những lý luận và quan niệm sai lầm sau:
1. Học nhiều ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ
Đây là một niềm tin khá cũ nhưng lại rất phổ biến ở các quốc gia chỉ nói 1 ngôn ngữ và nó đã gần như trở thành thống trị ở các quốc gia đó. Bạn hãy yên tâm rằng bộ não nhỏ của con bạn đủ sức tiếp nhận hai ngôn ngữ trở lên mà không ảnh hưởng đến ngôn ngữ chính của chúng. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và từ vô số gia đình trên khắp thế giới, bao gồm nhiều quốc gia song ngữ như Canada, Bỉ, Thụy Sĩ, Phần Lan…
Trẻ học ngôn ngữ thứ hai rất đơn giản, dễ hơn nhiều so với người lớn (Ảnh minh họa)
2. Hai ngôn ngữ thì trẻ còn có thể cố được, chứ nhiều hơn thì không thể
Bạn hãy xem trẻ sơ sinh đã học được nhiều như thế nào trong 3-5 năm đầu đời? Khả năng tiếp thu của các em là vô hạn và được các nhà khoa học ví như là "miếng bọt biển", có thể hút tất cả những gì bạn cung cấp cho chúng. Một chiếc siêu máy tính cũng không thể so sánh với bộ não của con bạn trong thời kỳ này. Do đó, thêm một ngôn ngữ nữa cũng chẳng làm đầy bộ nhớ của chúng là mấy. Miễn là bạn đảm bảo con bạn có được sự tương tác ngôn ngữ nhất quán, chúng sẽ không gặp khó khăn khi học vài ngôn ngữ.
3. Học một ngôn ngữ cho tử tế trước rồi hãy học các ngôn ngữ khác sau
Điều này không chỉ sai mà còn hoàn toàn phản tác dụng. Sau khi con bạn đã học được một ngôn ngữ, ngôn ngữ đó đã trở nên chiếm ưu thế trong cách suy nghĩ và tư duy ngôn ngữ của con . Điều đó khiến cho con bạn cần phải nỗ lực rất nhiều khi học ngôn ngữ thứ hai. Nó đòi hỏi trẻ tương tác nhiều hơn với ngôn ngữ đó và phụ huynh cũng phải tạo động lực rất nhiều để bé chịu học thêm một ngôn ngữ nữa. Các nghiên cứu về ngôn ngữ ở khắp nơi trên thế giới đã kết luận rằng việc học đồng thời hai ngôn ngữ là cách dễ dàng nhất cho cả con cái và cha mẹ.
4. Con bạn sẽ "loạn ngôn ngữ"
Sẽ có sự pha trộn ngôn ngữ 1 chút trong giai đoạn đầu của con, nhưng nó vô hại và chỉ là tạm thời. Khi trẻ tăng được vốn từ vựng của mình trong mỗi ngôn ngữ, hiện tượng này sẽ tự động biến mất. Việc này giống như một đứa trẻ nói 1 ngôn ngữ sẽ tự động sửa lỗi sau khi đã học được cách sử dụng. Tất nhiên, nếu bản thân bạn càng ít trộn lẫn ngôn ngữ khi tương tác với trẻ hơn và bạn nhất quán hơn trong việc quy định ai trong gia đình sẽ nói ngôn ngữ nào với con, thì con bạn sẽ ít bị pha trộn ngôn ngữ hơn.
5. Đừng lo, trẻ sẽ tự học được ngôn ngữ thứ hai nhanh ấy mà!
Một số cha mẹ nghĩ rằng bất cứ sự tiếp xúc nào cũng giúp con học được. Thậm chí là học thêm mỗi tuần 1 buổi, xem TV hoặc mua những con búp bê nói được ngoại ngữ.
Theo các giáo sư về ngôn ngữ học ở Đại học McGill (Canada), trẻ em cần được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai ít nhất 30% thời gian thức của chúng trong ngày để có thể nói được cả 2 ngôn ngữ. Việc tiếp xúc ít hơn có thể cho phép trẻ hiểu nhưng sẽ không nói được ngôn ngữ thứ hai. Trẻ học ngôn ngữ thứ hai rất đơn giản, dễ hơn nhiều so với người lớn, nhưng nó sẽ không dễ dàng khi chỉ tiếp xúc chớp nhoáng.
Trẻ em cần được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai ít nhất 30% thời gian thức của chúng trong ngày để có thể nói được cả 2 ngôn ngữ (Ảnh minh họa).
6. Ở tuổi của con tôi, việc học nhiều ngoại ngữ là quá muộn
Không bao giờ là quá muộn. Trẻ em luôn có thể học một ngôn ngữ khác ở mọi lứa tuổi. Nhưng phải thừa nhận rằng trẻ học dễ dàng nhất là khi đang ở trong giai đoạn "mẫn cảm về ngôn ngữ" (từ 2-6 tuổi). Tuy nhiên, việc tạo ra một môi trường học tập có nhiều tương tác/ kích thích phản xạ ngôn ngữ sẽ đẩy con bạn đi rất nhanh và xa bất kể con bắt đầu học từ độ tuổi nào.
7. Đọc và viết bằng nhiều thứ tiếng là không thể
Các nghiên cứu tại các trường đa ngôn ngữ đã chứng minh rằng, những trẻ nói được nhiều hơn 2 ngôn ngữ luôn đọc và viết tốt hơn những người bạn cùng lớp chỉ nói 1 ngôn ngữ. Nhiều bậc phụ huynh cũng khẳng định rằng, những đứa trẻ đa ngôn ngữ có một sự hiểu biết về ngôn ngữ học phát triển vượt trội hơn.
8. Học nhiều ngôn ngữ là tốt, nhưng không phổ biến
Các cuộc điều tra – thống kê về ngôn ngữ trên toàn thế giới ước tính 75% dân số thế giới nói nhiều hơn một ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là mặc dù 1 số nền văn hóa chỉ nói duy nhất 1 ngôn ngữ, thì phần lớn mọi người trên thế giới đều là đa ngôn ngữ. Nhiều trẻ em học một hoặc nhiều ngôn ngữ của vùng hoặc của bộ tộc cùng lúc khi chúng học ngôn ngữ chính thức của đất nước mà mình sinh sống.
Khi nói chuyện về việc học ngoại ngữ của con trẻ, mọi người đều muốn trẻ được phát triển tốt nhất, nhưng họ thường đưa ra nhận định dựa vào niềm tin của mình chứ không phải là vào thực tế. Nếu bạn chia sẻ với bạn bè/người thân về việc muốn dạy con mình nhiều ngôn ngữ 1 lúc, thì thường bạn sẽ được nghe vô số những lý luận và quan niệm sai lầm sau:
1. Học nhiều ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ
Đây là một niềm tin khá cũ nhưng lại rất phổ biến ở các quốc gia chỉ nói 1 ngôn ngữ và nó đã gần như trở thành thống trị ở các quốc gia đó. Bạn hãy yên tâm rằng bộ não nhỏ của con bạn đủ sức tiếp nhận hai ngôn ngữ trở lên mà không ảnh hưởng đến ngôn ngữ chính của chúng. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và từ vô số gia đình trên khắp thế giới, bao gồm nhiều quốc gia song ngữ như Canada, Bỉ, Thụy Sĩ, Phần Lan…
Trẻ học ngôn ngữ thứ hai rất đơn giản, dễ hơn nhiều so với người lớn (Ảnh minh họa)
2. Hai ngôn ngữ thì trẻ còn có thể cố được, chứ nhiều hơn thì không thể
Bạn hãy xem trẻ sơ sinh đã học được nhiều như thế nào trong 3-5 năm đầu đời? Khả năng tiếp thu của các em là vô hạn và được các nhà khoa học ví như là "miếng bọt biển", có thể hút tất cả những gì bạn cung cấp cho chúng. Một chiếc siêu máy tính cũng không thể so sánh với bộ não của con bạn trong thời kỳ này. Do đó, thêm một ngôn ngữ nữa cũng chẳng làm đầy bộ nhớ của chúng là mấy. Miễn là bạn đảm bảo con bạn có được sự tương tác ngôn ngữ nhất quán, chúng sẽ không gặp khó khăn khi học vài ngôn ngữ.
3. Học một ngôn ngữ cho tử tế trước rồi hãy học các ngôn ngữ khác sau
Điều này không chỉ sai mà còn hoàn toàn phản tác dụng. Sau khi con bạn đã học được một ngôn ngữ, ngôn ngữ đó đã trở nên chiếm ưu thế trong cách suy nghĩ và tư duy ngôn ngữ của con . Điều đó khiến cho con bạn cần phải nỗ lực rất nhiều khi học ngôn ngữ thứ hai. Nó đòi hỏi trẻ tương tác nhiều hơn với ngôn ngữ đó và phụ huynh cũng phải tạo động lực rất nhiều để bé chịu học thêm một ngôn ngữ nữa. Các nghiên cứu về ngôn ngữ ở khắp nơi trên thế giới đã kết luận rằng việc học đồng thời hai ngôn ngữ là cách dễ dàng nhất cho cả con cái và cha mẹ.
4. Con bạn sẽ "loạn ngôn ngữ"
Sẽ có sự pha trộn ngôn ngữ 1 chút trong giai đoạn đầu của con, nhưng nó vô hại và chỉ là tạm thời. Khi trẻ tăng được vốn từ vựng của mình trong mỗi ngôn ngữ, hiện tượng này sẽ tự động biến mất. Việc này giống như một đứa trẻ nói 1 ngôn ngữ sẽ tự động sửa lỗi sau khi đã học được cách sử dụng. Tất nhiên, nếu bản thân bạn càng ít trộn lẫn ngôn ngữ khi tương tác với trẻ hơn và bạn nhất quán hơn trong việc quy định ai trong gia đình sẽ nói ngôn ngữ nào với con, thì con bạn sẽ ít bị pha trộn ngôn ngữ hơn.
5. Đừng lo, trẻ sẽ tự học được ngôn ngữ thứ hai nhanh ấy mà!
Một số cha mẹ nghĩ rằng bất cứ sự tiếp xúc nào cũng giúp con học được. Thậm chí là học thêm mỗi tuần 1 buổi, xem TV hoặc mua những con búp bê nói được ngoại ngữ.
Theo các giáo sư về ngôn ngữ học ở Đại học McGill (Canada), trẻ em cần được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai ít nhất 30% thời gian thức của chúng trong ngày để có thể nói được cả 2 ngôn ngữ. Việc tiếp xúc ít hơn có thể cho phép trẻ hiểu nhưng sẽ không nói được ngôn ngữ thứ hai. Trẻ học ngôn ngữ thứ hai rất đơn giản, dễ hơn nhiều so với người lớn, nhưng nó sẽ không dễ dàng khi chỉ tiếp xúc chớp nhoáng.
Trẻ em cần được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai ít nhất 30% thời gian thức của chúng trong ngày để có thể nói được cả 2 ngôn ngữ (Ảnh minh họa).
6. Ở tuổi của con tôi, việc học nhiều ngoại ngữ là quá muộn
Không bao giờ là quá muộn. Trẻ em luôn có thể học một ngôn ngữ khác ở mọi lứa tuổi. Nhưng phải thừa nhận rằng trẻ học dễ dàng nhất là khi đang ở trong giai đoạn "mẫn cảm về ngôn ngữ" (từ 2-6 tuổi). Tuy nhiên, việc tạo ra một môi trường học tập có nhiều tương tác/ kích thích phản xạ ngôn ngữ sẽ đẩy con bạn đi rất nhanh và xa bất kể con bắt đầu học từ độ tuổi nào.
7. Đọc và viết bằng nhiều thứ tiếng là không thể
Các nghiên cứu tại các trường đa ngôn ngữ đã chứng minh rằng, những trẻ nói được nhiều hơn 2 ngôn ngữ luôn đọc và viết tốt hơn những người bạn cùng lớp chỉ nói 1 ngôn ngữ. Nhiều bậc phụ huynh cũng khẳng định rằng, những đứa trẻ đa ngôn ngữ có một sự hiểu biết về ngôn ngữ học phát triển vượt trội hơn.
8. Học nhiều ngôn ngữ là tốt, nhưng không phổ biến
Các cuộc điều tra – thống kê về ngôn ngữ trên toàn thế giới ước tính 75% dân số thế giới nói nhiều hơn một ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là mặc dù 1 số nền văn hóa chỉ nói duy nhất 1 ngôn ngữ, thì phần lớn mọi người trên thế giới đều là đa ngôn ngữ. Nhiều trẻ em học một hoặc nhiều ngôn ngữ của vùng hoặc của bộ tộc cùng lúc khi chúng học ngôn ngữ chính thức của đất nước mà mình sinh sống.
Theo Trí thức trẻ