Phạt trẻ bằng cách đánh vào mông, bảo sao càng lớn con càng kém thông minh

Nhiều phụ huynh có thói quen sử dụng đòn roi để giáo dục con cái mà không biết hành động này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe trẻ em.

Nhiều phụ huynh có thói quen sử dụng đòn roi để giáo dục con cái mà không biết hành động này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe trẻ em.

Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng việc sử dụng đòn roi có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Kết luận dựa trên cuộc điều tra xã hội học với hơn 1500 trẻ em, cho thấy những trẻ không bị đánh có chỉ số IQ cao hơn từ 5 đến 28 lần trẻ thường xuyên bị cha mẹ dùng đòn roi dạy dỗ. Điều đáng nói là hầu như những đứa trẻ ấy thường bị cha mẹ... đánh vào mông.

Đánh vào mông ảnh hưởng IQ

Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh có thể được truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não.

phat tre bang cach danh vao mong, bao sao cang lon con cang kem thong minh - 1

Đánh vào mông khiến trẻ bị giảm trí thông minh thậm chí là vô sinh ở những bé trai. (Ảnh minh họa)

Đánh vào mông có thể gây vô sinh

Cha mẹ đánh con quá mạnh vào vùng mông sẽ dẫn đến tụ máu ở khu vực hông, làm giảm lưu thông máu. Gây viêm da, thậm chí làm hoại tử vùng mông của bé.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, các cơ quan vẫn chưa phát triển toàn diện, việc đánh con sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Nếu đánh bé chảy máu dễ dẫn đến động vào các mao mạch, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và các bộ phận khác.

Nguy hiểm hơn, việc đánh vào mông bé có thể gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản sau này của những bé trai.

Khi đánh con, nhiều cha mẹ thường bắt con nằm sấp xuống giường hoặc nền nhà. Những mặt phẳng cứng này có thể là mối họa đối với bé, chúng có thể gây ra tụ máu ở tinh hoàn của trẻ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi chúng trưởng thành.

Đánh vào mông gây tổn hại tâm thần

Tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều sau khi phải chịu những trận đòn của cha mẹ, điển hình như: Trầm cảm kéo dài, sống thu mình, cảm xúc bị rối loạn, tâm thần bất ổn, tâm lý bất thường. Thường xuyên bị đánh khiến cho bé cũng dần hình thành hành vi bạo lực. Trẻ bị đánh cũng thường xuyên lo sợ, căng thẳng hơn những bé khác.

Vì vây, bố mẹ có tức giận đến mấy cũng đừng bao giờ đánh đập con vào vị trí sau:

Phía sau đầu

Dù bố mẹ có giận dỗi con cái, nhất là những trẻ còn quá nhỏ thì đừng bao giờ đánh con vào vị trí phía sau đầu. Đây là bộ phận nếu bị tổn thương thì sẽ khá nặng nề. Khi bị tác động lực bên ngoài đằng sau đầu, sau ót có thể gây sốc đến trung tâm hô hấp, gây ra một số biến chứng.

phat tre bang cach danh vao mong, bao sao cang lon con cang kem thong minh - 2

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen đánh con vì nếu chỉ nói suông thì con lại không nghe lời. (Ảnh minh họa)

Hai bên thái dương

Đây là bộ phận rất nhạy cảm, nếu có lực mạnh tác động từ bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh thị giác, thậm chí gây mù lòa. Tránh tát vào mặt con vì rất có thể cú tát đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vùng thái dương.

Véo tai

Nếu dùng một lực lớn để véo lỗ tai của trẻ có thể gây tổn thương màng nhĩ. Màng nhĩ bị tổn thương sẽ dẫn đến thính giác có vấn đề.

Véo mũi

Do niêm mạc mũi của trẻ vô cùng nhạy cảm. Nếu người lớn véo mũi thì rất dễ đụng chạm đến các mạch máu trên mặt và làm hỏng màng nhẩy trong mũi.

Cha mẹ nên dạy con như thế nào?

- Không nên sử dụng đòn roi để dạy con

- Chỉ cho bé biết đúng - sai

- Hãy tâm sự và trở thành một người bạn của bé

- Đưa ra cho bé những bài học thực tế, để bé tự nhận thức được hành động nào là đúng đắn

- Nghiêm khắc với bé bằng những hình phạt nhẹ nhàng

Theo Thanh Hường (Tổng hợp) (Khám Phá)


kỹ năng dạy con

Cách dạy con

chỉ số IQ

Đánh vào mông


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.