- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao cha mẹ không nên để con cái ngủ chung giường với mình
Nghiên cứu của Đại học ở Bazil cho thấy cha mẹ để con cái ngủ chung với mình có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Nghiên cứu của Đại học ở Bazil cho thấy cha mẹ để con cái ngủ chung với mình có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Có rất nhiều lý do khiến cha mẹ để con cái ngủ chung với mình dù trẻ đã bước vào lớp 1. Những lý do được đưa ra là trẻ sợ tiếng động lạ, bị ác mộng... và hàng tỷ lý do khiến cha mẹ chần chừ không muốn cho con ngủ riêng.
Ngủ chung ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Đại học Federal de Pelotas ở Brazil đã xem xét việc ngủ chung với cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu đã tiến hành trên 3583 đứa trẻ ở Brazil và chia trẻ ra làm 4 nhóm:
- Trẻ ngủ riêng (chiếm 4.4%)
- Trẻ chung nhưng chỉ trong giai đoạn khi trẻ còn rất nhỏ (chiếm 6.2%)
- Trẻ ngủ chung nhưng chỉ kéo dài đến giai đoạn lớn hơn một chút (chiếm 12%)
- Ngủ chung mãi mãi bên cạnh cha mẹ (chiếm 7.4%)
Bên cạnh đó, cũng có không ít trẻ em chung phòng với cha mẹ mình vì lý do kinh tế, văn hóa...
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu những đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trẻ lớn, những đứa trẻ luôn luôn ngủ chung với cha mẹ được phát hiện là mắc chứng rối loạn tâm thần, và nội tâm phức tạp cao hơn khi so sánh với nhóm 3 đứa trẻ còn lại.
Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tân thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với cha mẹ mình.
Ngủ chung ảnh hưởng như thế nào đến cha mẹ?
Ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của trẻ. Rất nhiều trường hợp thương tâm được báo cáo rằng khi trẻ ngủ chung với cha mẹ, chúng có nguy cơ bị cha mẹ "đè" lên người trong khi ngủ say. Hơn nữa, nệm cũng không an toàn cho trẻ hoàn toàn, đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
Trong một nghiên cứu khác từ trường Y và trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland, các nhà nghiên cứu đã xem xét 277 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore, Mỹ. Các bà mẹ ngủ chung giường với những đứa trẻ mới biết đi được báo cáo là có tình trạng căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, khó ngủ hơn. Những bà mẹ có con ngủ riêng họ không bị mất ngủ và ít gặp các triệu chứng trầm cảm.
Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng, để trẻ ngủ độc lập sẽ giúp chúng học cách tự làm dịu và phát triển các kiểu ngủ lành mạnh.
Theo Baogiaothong