Thay vì nói "Con giỏi lắm", giáo viên Montessori hay dùng những câu này để khen con trẻ

Không dùng lời khen quen thuộc quá chung chung như "Con giỏi lắm", các giáo viên Montessori thường dùng chính những câu này để khen con và vô cùng hiệu quả.

Không dùng lời khen quen thuộc quá chung chung như "Con giỏi lắm", các giáo viên Montessori thường dùng chính những câu này để khen con và vô cùng hiệu quả.

Đôi khi tôi tự hỏi có bao nhiêu lần trong một ngày trẻ nhỏ nghe câu "Con giỏi lắm". Câu nói này ăn sâu vào cách chúng ta nói chuyện với trẻ nhưng trong lớp học Montessori bạn sẽ không nghe thấy cụm từ đó.

Điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi không trao cho trẻ ngôn ngữ tích cực mà ngôn ngữ của chúng tôi dành khen trẻ là khác nhau. Giáo viên Montessori cố gắng sử dụng các cụm từ khuyến khích ý chí nội tại của trẻ và tập trung vào quá trình nỗ lực hơn là kết quả cuối cùng.

"Con giỏi lắm" ngụ ý rằng chúng ta là những người đánh giá công việc và hành vi của con cái thay vì trao quyền cho trẻ suy ngẫm về những nỗ lực của chính mình.

Có nhiều cách khen ngợi để giúp con tự đánh giá chính mình, dưới đây là 10 ví dụ:

Thay vì nói Con giỏi lắm, giáo viên Montessori hay dùng những câu này để khen con trẻ-1

Giáo viên Montessori không nói: "Con giỏi lắm" để khen con.

1. "Con đã vẽ tranh tập trung lắm đúng không?"

Khi con cho bạn xem một bức tranh hay một tác phẩm xếp hình phức tạp, hãy thử tập trung nhận xét vào quá trình sáng tạo của con, chứ không phải là sản phẩm cuối cùng.

Hãy thể hiện cho con biết rằng bạn đã thấy con mất bao lâu để sáng tạo ra sản phẩm và con đã làm việc chăm chỉ đến mức nào. Điều này nhấn mạnh với đứa trẻ rằng quá trình sáng tạo, sự tập trung và sự sẵn sàng của con để thử những điều mới là quan trọng, chứ không phải sản phẩm cuối cùng của con trông như thế nào.

2. "Con thích nhất điều gì khi vẽ bức tranh này?"

Hỏi con về quá trình vẽ bức tranh để con hiểu rằng con nên là người đánh giá những gì con tạo ra, không phải bạn. Điều này giữ cho quá trình vẽ của con không bị người lớn điều khiển, mục đích là để con làm vì niềm vui và thách thức chính mình chứ  không phải để làm hài lòng bạn hoặc bất cứ ai khác.

3. "Con thích nhất chi tiết nào trong bức tranh của con?"

Hãy nhắc con bạn trở thành nhà phê bình của chính con và hỏi những gì con thích nhất về sáng tạo của bản thân. Giúp con xây dựng thói quen phản ánh về sự tiến bộ và kỹ năng của riêng mình, thay vì luôn luôn tìm đến người khác để khen ngợi.

4. "Hãy mô tả cho mẹ nghe về bức tranh của con"

Thường thì khi trẻ cho chúng ta xem một tác phẩm nghệ thuật của mình, chúng chỉ muốn chia sẻ với chúng ta và không thực sự mong muốn bất kỳ phản hồi nào từ chúng ta. Chỉ cần yêu cầu con nói cho bạn biết những gì đã thực hiện được, đồng thời thể hiện ra bạn quan tâm và cho con cơ hội để nói về những gì chúng đang làm.

5. "Con chọn màu như thế nào?"

Nếu con của bạn lớn hơn một chút, hãy hỏi những câu hỏi cụ thể hơn về quá trình vẽ bức tranh của con. Hãy hỏi xem con đã quyết định chọn màu gì để vẽ tranh để cho thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến quá trình của con và giúp con tự nghĩ về điều này.

6. "Con đã sử dụng rất nhiều chi tiết"

Nếu con bạn thích nghe lời nhận xét của bạn về bức tranh, hãy tìm một điều gì đó cụ thể để ca ngợi, thay vì khen "Con vẽ đẹp quá" chung chung. Nhận xét về cách con vẽ toàn bộ bức tranh bao gồm từng chi tiết.

Khi bạn nhận xét như thế con sẽ biết bạn thực sự thấy những gì chúng đã vẽ và sẽ giúp con đánh giá cao công việc của mình một cách sâu sắc hơn.

7. "Con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều"

Hãy thử nói điều gì đó có ý nghĩa hơn là "Con giỏi lắm" và nhận xét chính xác những gì bạn thích về hành vi của con chẳng hạn như:

"Con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều" hoặc "Cảm ơn con đã giúp đỡ mẹ" là những cụm từ nên dùng sau khi con dọn dẹp, mở cửa cho bạn hoặc làm việc nhà như gấp quần áo, dọn mâm...

Trẻ thích trở thành một phần của cộng đồng và thực sự thích giúp đỡ, vì vậy hãy nói những câu như trên với trẻ.

8. "Hôm nay, con đã mặc quần áo rất nhanh chóng nên chúng ta đã có nhiều thời gian chơi hơn. Vui quá con nhỉ"

Lời khen này giúp trẻ hiểu được các kết quả tích cực của hành động của chúng.

9. "Em gái của con rất vui khi con đọc cuốn sách này cho em"

Khi con bạn tử tế với ai đó, hãy giúp trẻ nhận ra cảm xúc của người khác. Khi bé cho bạn mượn xe đạp đi một vòng, bạn ấy sẽ rất vui hay khi con dạy em cách tưới cây, em sẽ rất tự hào.

Chúng ta thường nói cho con biết cảm nhận của người khác khi con có hành vi tiêu cực nhưng điều quan trọng không kém, chúng ta cần cho con hiểu được cảm xúc của người khác khi con có những hành động đẹp.

10. "Con đã dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đấy"

Lời khen cụ thể có ý nghĩa hơn nhiều trong việc thể hiện sự cảm kích của bạn đối với những nỗ lực của con bạn hơn là khen chung chung "Con giỏi lắm".

Qua phân tích những ví dụ trên đây, bạn cần từ bỏ thói quen khen "Con giỏi lắm" được dùng trong mọi hoàn cảnh bởi lời khen "công thức chung" này lâu dần sẽ khiến trẻ phụ thuộc lời khen và luôn tìm kiếm sự công nhận của người lớn. Thay vào đó, bạn hãy thực hành khen ngợi trẻ một cách cụ thể, chân thành và tự nhiên nhất.

Theo Helino


Cách dạy con

khen con

phương pháp Montessori

khen con đúng cách

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.