- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Thương cho roi, cho vọt": Yêu con đến khắc nghiệt, luôn quát tháo, chê bai liệu có phải cách giáo dục đúng đắn?
Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là bị gia đình bức hại một cách cực kỳ vô tội.
Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là không thể lựa chọn hoàn cảnh gia đình cho riêng mình. Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là bị gia đình bức hại một cách cực kỳ vô tội.
Bạn tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp Ba của một trường Tiểu học nọ.
Mấy bữa trước, cô ấy kể cho tôi nghe một câu chuyện.
Câu chuyện ấy tên gọi: "Roi vọt sinh ra kẻ điên".
Được sự đồng ý của cô ấy, tôi gửi đến các bạn câu chuyện này ở ngôi kể thứ nhất.
Cô ấy nói, cô ấy sẽ rất vui, nếu như có thể khiến nhiều người hơn nữa bắt đầu suy nghĩ lại về sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi một cá nhân.
Dưới đây là cả câu chuyện ấy...
__________
Tục ngữ Trung Quốc có câu: "Roi vọt dạy con ngoan". Nhưng trong mắt của một người giáo viên Tiểu học như tôi đây, thì ngoài việc khiến con ngoan, roi vọt còn có thể khiến người ta điên nữa.
Trong lớp tôi chủ nhiệm có một bé trai, em ấy "được" cả lớp công nhận là "đồ ở bẩn". Tất cả học sinh trong lớp đều ghét em ấy, ghét đến nỗi bất kỳ thứ gì em ấy từng chạm vào, dù là đồ ăn hay là vật dụng, cả lớp sẽ chẳng bao giờ chạm vào nữa, cho ra cùng một lý do, ấy là bẩn chết khiếp.
Gọi em ấy là Tiểu Cương đi. Từ ngày đầu tiên học lớp Một, tất cả mọi đồ dùng của em ấy đều được đặt dưới đất: coi bình nước là bánh xe lăn dưới lòng bàn chân, quần áo lê trên sàn, hộp đựng bút lăn lóc dưới gầm bàn, bút chì lặng dưới chân ghế, thước chỉ còn một nửa, chẳng có gôm tẩy gì, cặp thì dưới gầm bàn của bạn khác.
Bất kì một vật gì có chất liệu từ giấy vào tay em ấy thì chưa đầy ba phút sau chắc chắn sẽ thay đổi hoàn toàn, nếu như nhìn không kỹ, bạn sẽ nghĩ đây là một đống giấy rác bỏ đi. Chẳng quyển vở nào có bìa cả, trong cũng như ngoài, đen sì sì. Đặc biệt nhất phải kể đến cây bút chì, bút chì của em ấy chẳng lẫn vào đâu được, bởi đầu bút toàn là dấu răng. Mà dấu răng thôi thì đã tốt, nhiều cây còn bị gặm mất một nửa, ngòi chì cùng vỏ gỗ tách so le luôn ấy, nửa cây bút chì kia thì chui vào bụng Tiểu Cương rồi.
Lần nọ lớp bầu ban cán sự, Tiểu Cương cũng hăng hái nộp đơn tự tiến cử. Thư giới thiệu của mấy bạn tham gia được dán lên bảng, để mọi người có thể tìm hiểu rồi quyết định bầu chọn. Thư giới thiệu của các bạn khác thì thiết kế đẹp mắt, in ấn sạch sẽ. Thư giới thiệu của Tiểu Cương thì hàng trăm nếp gấp, nhăn nhúm như một mảnh đất khô cằn vậy.
Dòng thứ nhất là những dòng chữ nguệch ngoạc: "Mình muốn làm lớp phó lao động, mình có thể dẫn dắt cả lớp làm vệ sinh phòng học."
Dòng thứ hai em ấy viết: "Nếu như không được làm lớp phó lao động thì mình xin được làm lớp phó trật tự, mình có thể dẫn dắt cả lớp tuân thủ nội quy."
Lá thư giới thiệu này đây vừa mới ra lò đã khiến cả lớp xôn xao, trẻ con thì vẫn là trẻ con thôi, nói chuyện rất huỵch toẹt, chẳng nể nang gì cả.
Có bạn nói: "Eo ơi ai viết cái này vậy? Nghe gớm thấy mồ."
Một bạn khác bảo: "Chắc chắn là Tiểu Cương đó."
Có bạn còn nói: "Nó muốn làm lớp phó trật tự á? Ngày nào nó cũng không chịu nghe giảng cơ mà."
Một bạn khác lại bảo: "Nó bẩn thấy ghê, thế mà cũng đòi làm lớp phó lao động."
Còn có bạn dùng tay chỉ thẳng vào Tiểu Cương nói: "Tao không bao giờ bầu cho mày đâu."
Tiểu Cương cười hì hì, không xem đó là lời chế nhạo. Mấy bạn nghịch ngợm trong lớp còn gọi Tiểu Cương là "thằng hâm" luôn.
Vở nghe viết của cả lớp là một quyển vở ô ly sạch sẽ, trên đó viết rõ họ tên, còn bọc giấy bóng kính. Vở nghe viết của Tiểu Cương lại là một quyển vở cũ, viết vớ vẩn, lung tung chẳng hiểu gì. Bìa cong hết cả, còn dính vết dầu mỡ cùng đồ ăn nữa.
Tiểu Cương tắm rửa cũng có quy luật lắm, một lần vào thứ Tư, một lần vào Chủ nhật. Bởi vì cứ đến thứ Ba là người Tiểu Cương đã bắt đầu bốc mùi, nồng nặc lắm, vô cùng nhức mũi. Qua thứ Tư thì thôi rồi, đỉnh điểm luôn, nhưng đến thứ Năm lại thơm mát, thứ Sáu bắt đầu bốc mùi, thứ Hai lại thơm mát.
Tôi chẳng thể hiểu được.
Bởi vì phụ huynh của các em học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm đều thuộc tầng lớp trung lưu, đều là nhân viên cấp cao trong các công ty, không phải bên ngân hàng thì cũng là bên bất động sản, gia đình Tiểu Cương cũng thế, nhưng tại sao ở một gia đình kiểu vậy lại xuất hiện một đứa bé như Tiểu Cương? Là gia đình đơn thân ư? Không, hai vợ chồng rất hạnh phúc, cha mẹ vẫn ở bên. Là bởi vì học thức của cha mẹ không cao ư? Không, họ đều tốt nghiệp ở những trường Đại học có tiếng. Là bởi vì cha mẹ quá bận rộn, chẳng có thời gian quan tâm đến em ấy ư? Không, ông bà đưa đón em ấy mỗi ngày, cha mẹ cũng không bận đến nỗi chẳng về nhà.
Vậy rốt cuộc lý do là gì đây? Tại sao một đứa trẻ còn cha mẹ, cha mẹ có học thức cao, có công việc tốt, có ông bà chăm sóc lại trở nên như vậy?
Tôi cứ trăn trở mãi, cho đến khi có cơ hội ngồi nói chuyện, chia sẻ với mẹ của Tiểu Cương. Lúc bấy giờ tôi mới hiểu rõ mọi chuyện.
Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là không thể lựa chọn hoàn cảnh gia đình cho riêng mình. Đau thương lớn nhất của chúng ta, ấy là bị gia đình bức hại một cách cực kỳ vô tội.
Mẹ Cương sinh ra trong gia đình quân nhân, cha của mẹ Cương là một người lính, một người lính vô cùng nghiêm khắc. Ông Cương tuân theo thuyết "Roi vọt dạy con ngoan", mà chẳng quan tâm đến việc đứa con ông ấy sinh ra là con gái. Cách giáo dục mà ông Cương sử dụng phải nói là cực kỳ nghiêm khắc cùng ghê rợn.
Thời còn học cấp Một, nếu mẹ Cương thi dưới điểm chuẩn sẽ bị cha ra sức đánh đòn cùng chửi bới.
Nếu được điểm tối đa, không bị đánh nhưng vẫn bị chửi lên bờ xuống ruộng, bởi ông Cương sợ mẹ Cương tự cao tự đại, nên nhục mạ suốt ngày.
Mẹ Cương mặc váy cũng sẽ bị đánh, bị chửi.
Bốn mùa trong năm, mẹ Cương chỉ có thể mặc đồng phục hoặc quần áo thể dục. Trong mắt ông Cương, xúng xính váy áo chỉ tổ lẳng lơ, không đứng đắn.
Ở trường mẹ Cương được thầy cô khen ngợi, bạn bè sùng bái ra sao đi nữa cũng chẳng ích gì, vừa về đến nhà, thứ mẹ Cương nhận được cũng chỉ là đòn roi cùng mắng nhiếc.
Có bận mẹ Cương lấy tiền lương của chính mình mua một chiếc máy nhắn tin, bị ông Cương thấy được, vậy là ông bắt đầu nhục mạ, chửi bới mẹ Cương, ông nói con gái con đứa dùng máy nhắn tin không thấy xấu hổ à, bại hoại gia phong, đâm đầu chết luôn đi.
Lúc ấy mẹ Cương đã 22, đã tốt nghiệp Đại học bắt đầu công tác rồi. Đây là lần thứ hai mẹ Cương có ý định tự tử, lần đầu là năm lớp Bốn. Chỉ bởi vì lần ấy mẹ Cương thi Toán được 9 điểm. Ông Cương muốn đánh chết mẹ Cương, bị bà Cương cản lại. Mẹ Cương khi đó mới 10 tuổi đầu đã thấy sống chẳng có ý nghĩa gì hết.
Mẹ Cương trưởng thành, cuối cùng cũng kết hôn, sinh con. Mẹ Cương thề sẽ không đối xử với con mình như thế. Mẹ Cương sẽ chăm sóc, ấp ôm Tiểu Cương.
Nhưng, những roi vọt ngày ấy từng hứng chịu dường như mãi chẳng thể xoá nhoà, mẹ Cương bắt đầu dạy Tiểu Cương y hệt cái cách mà ông Cương dạy mẹ Cương vậy.
Mẹ Cương không khen ngợi Tiểu Cương bao giờ, chỉ suốt ngày quở trách.
Chửi Tiểu Cương là "đồ con lợn", là "đồ ngu", là "đồ rác rưởi". Cứ bực mình là đánh.
Nghe Tiểu Cương muốn làm ban cán sự, mẹ Cương bảo: "Tự nhìn lại mình đi, mày không biết mày họ gì à? Chưa đủ xấu hổ hay sao?". Thế là Tiểu Cương lén lút viết thư ứng tuyển, lại lén lút gấp lại giấu đi không cho mẹ thấy.
Tiểu Cương hay làm mất đồ, mất vở, mẹ Cương tức giận nên đem vở giấu đi, không cho Tiểu Cương tìm được. Tiểu Cương không có vở dùng, cũng chẳng dám nói với mẹ, nên chỉ có thể lấy một quyển vở vừa cũ vừa bẩn để dùng thôi.
Tôi nói, chữ của Tiểu Cương đẹp hơn trước nhiều lắm. Mẹ Cương bảo xấu chết đi được, coi mà buồn ói.
Tôi nói, dạo này Tiểu Cương chăm chỉ nghe giảng, rất đáng khen. Mẹ Cương bảo, đừng khen nó, không thì nó huênh hoang tự đại đó.
Có thể nói chuyện đàng hoàng với nhau được không vậy?
Tôi nói: "Chị đừng lặp lại hành vi của cha mẹ chị nữa."
Mẹ Cương vô tội bảo: "Tôi đâu có."
Tôi cạn lời: "Cách nói năng rồi hành xử của chị y hệt cha chị đấy."
Ảnh hưởng gia đình mang lại cho chúng ta găm sâu tận xương tuỷ, vào lúc chúng ta cố hết sức mình phòng ngừa nó, lại chẳng biết tự khi nào, nó đã xâm nhập vào lời nói, hành động của mỗi chúng ta, để chúng ta đau khổ nhưng cũng đầy bất lực: Biết rõ kia là vực sâu không đáy, lại vẫn trơ mắt nhìn bản thân bị chìm đắm, đến khi giật mình nhận ra thì đã quá muộn rồi.
Hi vọng chúng ta có thể tránh khỏi vực sâu kia.
Nếu đã rơi xuống rồi, hi vọng chúng ta có công cụ, có đường để đi lên.
Có cả sức mạnh cùng sự kiên trì để bò lên nữa.
Theo Helino