Tưởng con hiếu thảo bảo lớn lên mua nhà lớn cho mẹ, nghe lý do mẹ nhận ra sai lầm bấy lâu

Chúng ta thích sạch sẽ nên chịu khó dọn dẹp nhưng chưa chắc con trẻ đã hiểu được điều đó.

Chúng ta thích sạch sẽ nên chịu khó dọn dẹp nhưng chưa chắc con trẻ đã hiểu được điều đó.

Người mẹ trẻ lau dọn nhà cửa sạch sẽ chẳng còn hạt bụi, hài lòng nhìn xung quanh. Cậu con trai chạy đến đòi mẹ chơi cùng. Chị bảo: "Đợi mẹ một chút. Mẹ còn chưa đổ rác." Con trai nói: "Lớn lên, con sẽ mua cho mẹ một ngôi nhà thật lớn."

Lòng chị lâng lâng mãn nguyện: "Không uổng công mình hàng ngày vất vả làm lụng, cuối cùng đã nuôi dạy được một cậu con trai có hiếu."

Mẹ cậu bé hỏi: "Tại sao vậy?" "Bởi vì mẹ không thích chơi, chỉ thích lau dọn nhà cửa. Con muốn mua cho mẹ một ngôi nhà thật lớn để mẹ dọn dẹp cho thỏa thích." Lúc này chị thật sự không biết mình nên khóc hay nên cười. 

Chúng ta thích sạch sẽ nên chịu khó dọn dẹp nhưng chưa chắc con trẻ đã hiểu được điều đó. Bạn mong con lớn lên cũng sẽ chịu khó lau dọn nhà cửa như vậy. Tiếc là rất nhiều đứa trẻ cần được dạy bảo ở phương diện này. 

Có những phụ huynh chuyện gì cũng lo liệu hết khiến con trẻ hình thành tính ì, lúc nào cũng trông chờ sự giúp đỡ của người lớn. Có những đứa con đã sắp 40 tuổi mà vẫn dựa dẫm, ỉ lại vào bố mẹ. 

Bạn đừng ngại nhân những ngày nghỉ, trẻ có thời gian mà tham khảo những gợi ý dưới đây để dạy trẻ làm việc nhà, kẻo sau này chúng ta bị lao lực vì làm việc quá sức mà vẫn khó yên tâm để con tự lập.

1. Chế độ dọn dẹp hàng tuần

Sắp xếp cộng việc dọn dẹp mỗi tuần một lần cho con trẻ chắc chắn là một cách thượng sách. Con cần hoàn thành một số nhiệm vụ như: thu dọn đồ linh tinh, bỏ quần áo bẩn vào giỏ đựng đồ giặt, dọn giường ngủ chăn chiếu, dùng máy hút bụi hoặc chổi quét dọn phòng sạch sẽ…

Tưởng con hiếu thảo bảo lớn lên mua nhà lớn cho mẹ, nghe lý do mẹ nhận ra sai lầm bấy lâu-1

Ngoài ra, tốt nhất bạn nên đặt lịch dọn dẹp cố định. Trong thời gian đó, trẻ cần hoàn thành nhiệm vụ dọn dẹp phòng của mình, đợi bạn kiểm tra và nghiệm thu. Chỉ khi bạn cho phép, chúng mới có thể ra ngoài chơi hoặc làm việc khác.

Không ít phụ huynh đã thử chế độ dọn dẹp hàng tuần. Khi họ kiểm tra còn có lúc cãi nhau với trẻ. Tại sao vậy? Tiêu chuẩn khác nhau. Con trẻ cảm thấy thế là được rồi nhưng người lớn lại mỉa mai, không hài lòng. 

Nếu ngay từ đầu, chúng ta xác lập tiêu chuẩn nghiệm thu rõ ràng thì có thể tránh được chuyện không vui này.

2. Phương án "Túi đựng rác"

Đây là một trong những phương án mà nhiều năm trước các ông bố bà mẹ Trung Quốc thích sử dụng nhất. 

Thao tác của nó cực kỳ đơn giản: Trước tiên, bạn phải cố gắng giục con đừng vứt đồ của chúng linh tinh khắp nhà; tiếp theo quy định trước một thời gian cố định nào đó hàng ngày, đồ của con bắt buộc phải "biến mất" khỏi khu vực sinh hoạt chung trong nhà. 

Nói cách khác, trẻ phải kịp thời đem đồ về phòng riêng của mình. Giả sử 8 giờ tối hàng ngày là thời gian "pháp định" dọn dẹp tất cả đồ dùng. Sau 8 giờ, nếu con không mang đồ đi thì sẽ bị tịch thu. 

Tưởng con hiếu thảo bảo lớn lên mua nhà lớn cho mẹ, nghe lý do mẹ nhận ra sai lầm bấy lâu-2

Bạn không cần nói gì, không ca thán cũng không thuyết giáo, bỏ những thứ đó vào một chiếc túi đựng rác thật lớn. Bạn sẽ quản lý những "chiến lợi phẩm" đó đến tận 6 giờ tối hôm sau. 

Như vậy, trong thời gian này, trẻ không thể sử dụng những đồ vật đó. Bạn sẽ mau chóng thấy được từ đó về sau, trước khi giờ cố định đó đến, con sẽ chạy đi chạy lại "giải cứu" những "báu vật" của chúng ngày trước mặt mình.

Có một số phụ huynh uy hiếp trẻ rằng: không dọn dẹp đồ thì sẽ vứt hết đồ của chúng đi. Cách uy hiếp này có vấn đề, chúng tôi khuyên các bố mẹ không nên sử dụng. 

Nguyên nhân là nếu chúng ta nói được làm được đem vứt đồ của con đi thì có thể khiến bé bị tổn thương. Dù gì chúng vẫn còn là trẻ con, còn chưa có thói quen cất dọn đồ dùng của mình. Nếu người lớn chỉ doạ vậy thôi, trong mắt trẻ, độ đáng tin của bạn sẽ bị giảm đi rất nhiều. 

Thậm chí những câu nói khác của mình, chúng cũng không coi là thật, hại nhiều hơn lợi.

3. Cách đóng cửa không nhìn

Phòng của trẻ có sạch sẽ hay không là chuyện của chúng. Bạn không sinh hoạt ở trong đó việc gì phải tự chuốc lấy phiền não? Sao không để trẻ đóng cửa phòng lại? Mắt không nhìn thấy, lòng không phiền não. 

Có lẽ bạn không thích cách nghĩ và cách làm thế này. Nhưng đôi khi thái độ không thèm để ý đó lại thật sự hiệu quả. Đương nhiên trước tiên phải xác định xem: con bạn là lười bẩm sinh hay có khiếm khuyết năng lực nào đó.

Theo Thời đại


dọn dẹp nhà cửa

làm việc nhà

làm cha mẹ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.