Niềm vuivề chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hạ nhiệt trong tháng 6 chưa dứt thì "bóng ma”CPI tháng 7 lại xuất hiện.

Hàng hóa liên tục tănggiá và các chuyên gia liên tục cảnh báo khả năng tăng trở lại của CPItháng này.

Những áp lực mới và cũ

Tại hội thảo "Diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm và dự báo 6 thángcuối năm 2011” tổ chức giữa tuần này, các chuyên gia của Bộ Công thươngcũng như chuyên gia kinh tế độc lập đều cho rằng còn quá nhiều ẩn số khógiải đáp đối với khả năng kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm.

Lại “bóng ma” CPI
 

Ông Nguyễn Lộc An – PhóVụ trưởng – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) chỉ ra ít nhất 6nguyên nhân tạo sức ép tăng giá thời gian tới. Thứ nhất, là giá cả hànghóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng trở lại vào cuối nămđi đôi với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều nước khiến mặt bằng giácả có khả năng tăng thêm, gây tình trạng tăng giá lan tỏa qua biên giới.Điều này góp phần gây áp lực chi phí đẩy lên hàng hóa, nguyên liệu nhậpkhẩu. Thứ hai, là nguồn cung thực phẩm chưa thể phục hồi nhanh sau khitình trạng dịch bệnh. Lãi suất vẫn còn cao đang hạn chế khả năng mở rộngsản xuất. Thứ ba, giá điện, một yếu tố đầu vào quan trọng lại có khảnăng tiếp tục điều chỉnh, trong khi giá xăng dầu không giảm. Thứ tư, áplực tỉ giá cuối năm vẫn còn dù thị trường ngoại tệ có dấu hiệu ổn định.Thông thường nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cuối năm lớn. Thứ năm, khả nănghiện tượng thiên tai sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa và làm tănggiá cục bộ ở một số địa phương. Thứ sáu, hiện tượng xuất khẩu các mặthàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu với khối lượng lớn đã gây mất cânđối nguồn cung trong nước. Nếu trong thời gian tới không có giải phápthích hợp thì tình trạng có thể tái diễn.

Việc chỉ tiêu lạm phát năm nay liên tục được thay đổi theo hướng nângcao từ mức ban đầu 7% lên 17% vừa qua cũng cho thấy tình hình còn rấtphức tạp. Bản thân cơ quan quản lý như Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chorằng, giữ được 18% cũng đã là thành công. Riêng với CPI tháng 7, nhiềudự báo thống nhất ở khả năng có thể tăng 1,5% so với tháng 6. Như vậy áplực lạm phát có thể lại gia tăng vào những tháng cuối năm, dù mức tăngcó thể không cao.

Vẫn có khả năng tăng lãi suất?


Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất thị trường mở, nhiều tổchức nước ngoài tỏ ra bất ngờ vì cho rằng lẽ ra Việt Nam nên tiếp tụcduy trì mức độ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên với đặc thùViệt Nam, việc giảm lãi suất thị trường mở không nhiều ý nghĩa lắm vềkhía cạnh nới lỏng tiền tệ và chính Ngân hàng Nhà nước vẫn phát đi thôngđiệp kiên trì chính sách thắt chặt từ đầu năm.

Theo HSBC, mức tăng CPI (tính theo năm) sẽ đạt đỉnh trong quý 3 do giáthực phẩm, vốn chiếm tới 40% giỏ tính CPI, vẫn ở mức cao. HSBC đánh giáđưa lạm phát trở về mức một con số dường như là thách thức lớn đối vớiViệt Nam. Tổ chức này cũng dự báo chính sách thắt chặt sẽ còn tiếp diễnít nhất trong quý 3. Thậm chí HSBC còn dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếptục nâng các lãi suất chủ chốt - nhiều khả năng nhất là lãi suất tái cấpvốn và lãi suất tái chiết khấu - trong quý 3.

Tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế Moody"s hôm 12-7 cũng phát đi thôngđiệp cho rằng, nếu các nhà quản lý của Việt Nam không theo đuổi cácchính sách ổn định đến cùng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực. Theo quan điểm củaMoody"s, để có thể ổn định kinh tế vĩ mô, sẽ cần tới nhiều hơn các chínhsách thắt chặt.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng cho rằng, đã đến lúc Ngân hàngNhà nước sử dụng công cụ thị trường vào việc điều hành lãi suất cho thờigian tới như các mức lãi suất chủ chốt (tái cấp vốn, tái chiết khấu),công cụ dự trữ bắt buộc. Hiện tại khả năng thanh khoản của hệ thống ngânhàng đã tốt hơn nhiều so với vài tháng trước nên các công cụ thị trườngcó thể sử dụng để hạn chế những biện pháp hành chính thời gian qua.

TheoĐại Đoàn Kết