- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mất trắng tài sản 20 năm tích cóp, không ngờ giàu to nhờ mảnh đất 'vàng mười'
Sau thời gian đi buôn hoa quả bị thua lỗ lớn, anh Nguyễn Trọng Thúy đã quyết về trồng bưởi Diễn trên chính mảnh đất quê hương
Sau thời gian đi buôn hoa quả bị thua lỗ lớn, anh Nguyễn Trọng Thúy đã quyết về trồng bưởi Diễn trên chính mảnh đất quê hương “vàng mười” Văn Trì. Nhờ đó mỗi năm gia đình anh thu nhập tới 1,5 tỷ đồng.
Những tháng giáp Tết, người trồng bưởi Diễn làng Văn Trì (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị những trái bưởi vàng ruộm để kịp giao cho khách.
Ngồi đếm lại số tiền khách vừa đưa, ông Nguyễn Trọng Thúy ở làng bưởi Diễn nức tiếng đất Văn Trì (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nói: “Người ta vừa lấy 1 vạn quả mang đến công ty bán đấy. Vườn bưởi nhà tôi đến nay đã được hơn 20 năm. Toàn khách quen, người trong làng đến mua, đặt trước gần hết rồi”.
Ngắm những quả bưởi Diễn vàng ươm sai trĩu cành, ông Thúy bồi hồi nhớ lại thời còn trẻ: “Trước vợ chồng tôi đi buôn hoa quả khắp Hà Nội. Tôi phải đạp xe thồ đi lấy hàng tận Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương,... Đầu tắt mặt tối mà thu nhập thì bấp bênh, ngày lỗ ngày lãi vì phụ thuộc vào giá cả thị trường”.
Sau nhiều năm đi buôn và thua lỗ trắng tay, ông Thúy quyết định về quê trồng bưởi Diễn gây dựng sự nghiệp
Đi buôn được 20 năm, có chút vốn, ông đặt cọc hết vào các nhà vườn. “Được ăn cả, ngã về không”. Không may, những năm 1996-1997, thiên tai tàn phá, cây ăn quả mất mùa liên tục, quả rụng trắng vườn. Ông thua lỗ nặng, mất trằng, không còn gì trong tay.
“Vợ chồng tôi đi buôn vất vả, phải vay mượn nhiều. Anh em, hàng xóm, mỗi nhà vay một ít để có chút vốn liếng. Chẳng ai ngờ năm đó thiên tai mất mùa, bao nhiêu tiền của đặt vào nhà vườn mất sạch. Chúng tôi chán nản, không biết lấy đâu để trả nợ”, ông Thúy kể.
Nhìn những tờ tiền trên tay, mắt ông rơm rớm khi nghĩ về quãng thời gian cơ cực, những ngày vợ chồng ông sống trong lo lắng, mất ăn mất ngủ, bởi ngày nào cũng có người đến đòi nợ. Ông phải xin khất để trả nợ dần.
“Không còn con đường nào khác, tôi tính toán về quê trồng bưởi. Tôi cũng lo không biết chất lượng bưởi ra sao, bán có được không. Nếu vỡ nợ lần nữa thì không có cơ hội để trả vì mình đã có tuổi. Nhưng được người nhà ủng hộ, lại có đất vườn rộng cộng thêm kinh nghiệm trước đi buôn hoa quả nên tôi quyết chuyển sang trồng bưởi, gây dựng lại kinh tế”, ông nói.
Làm ăn, chi tiêu chắt bóp vẫn không đủ, ông phải vay ngân hàng một khoản mới xoay xở được cây giống và phân bón. Khó khăn nối tiếp khó khăn, bởi thời gian đầu trồng bưởi mất khoảng 3 năm, làm không có thu, vợ chồng ông phải trồng rau, màu để trang trải cuộc sống.
Sức vóc thanh niên ngày ấy khiến ông làm việc không quản ngày đêm. Thức dậy từ 3h sáng đi chợ, trưa về làm vườn, trồng rau màu đến 11 giờ đêm mới nghỉ.
Nhờ trồng bưởi mà gia đình ông có thu nhập lên tới 1,5 tỷ đồng/năm
Đến năm thứ 4, vườn bưởi hơn 2 mẫu của ông Thúy và người em trong nhà cho lứa quả đầu tiên. Ông trăn trở: “Cây bé nên mỗi cây chỉ cho 10 quả, chưa kể còn bị sâu, bị nấm bệnh, ruồi vàng, ong châm,... nên tôi phải chặt bỏ đi nhiều. Ăn bưởi lại chưa ngon, chưa ngọt. Có năm mưa bão, mưa đá, vườn bưởi mất trắng. Nhìn bưởi rụng khắp vườn, vợ chồng tôi đau xót như cứa từng khúc ruột”.Dần dần, ông đúc rút được kinh nghiệm, học hỏi thêm kỹ thuật nên nỗi lo về những cái Tết đói kém cũng vơi đi. Vườn bưởi cho năng suất ngày càng cao. Đặc biệt, yếu tố thời tiết không còn chi phối nhiều nên những năm gần đây, vườn bưởi cho thu hoạch lượng quả gấp 20 lần thời gian đầu.
Nhờ nhân giống, cấy ghép, điều chỉnh lượng phân bón,... nên chất lượng bưởi theo đó cũng tăng lên. Quả nào cũng có mùi thơm đặc trưng của bưởi trồng trên đất Diễn, vị ngọt đậm, không he đắng, mẫu mã đẹp, cho giá trị ngày càng cao.
Hiện vườn bưởi của ông Thúy và mấy anh em nhà ông có trên dưới 600 gốc. Riêng cây cỗi hơn 20 năm tuổi ông có 200 gốc, trung bình cho 200 quả/cây mỗi năm. Những cây mới 5-6 năm tuổi cũng đã cho tới 70-80 trái/cây. Như năm nay, tổng vườn bưởi hơn 2 mẫu của gia đình ông cho thu nhiều nhất 70.000 quả.
Nhớ lại quãng thời gian đầu phải đi bán rong từng quả bưởi, Tết đến bưởi vẫn thừa nhiều không bán được, ông Thúy hãnh diện khoe về những tháng giáp Tết bận bịu: “Mấy năm nay khách phải đặt trước nhà tôi từ 2-3 tháng mới có hàng. Đa số khách sành ăn đặt 3.000-4.000 quả để biếu, ăn Tết dần. Nhiều người Việt ở nước ngoài muốn ăn bưởi Diễn chính gốc, rồi giới thiệu đến bạn bè quốc tế, nên năm nào cũng đặt trước gửi sang. Năm ngoái tầm 10/12 âm, cả vườn bưởi đã hết sạch”.
Bưởi Tết loại ngon hiện có giá 60.000-70.000 đồng/quả, có năm khan hiếm lên đến cả 100.000 đồng/quả. Bưởi Diễn sớm giá dao động 35.000-50.000 đồng/quả tùy loại, phụ thuộc vào tuổi của cây. Năm nay, tổng thu từ vườn bưởi Diễn lên đến 1,5 tỷ đồng, ông Thúy tiết lộ.
Nhờ vườn bưởi, chỉ mấy năm sau, vợ chồng ông đã trả hết các khoản nợ. Những cái Tết đầm ấm hơn. Ông đã dựng nhà dựng cửa, cho con cái ăn học thành đạt.
Nhìn đôi bàn tay chai sần vì vất vả, nhớ lại những lúc mệt lả đi vì nhịn đói làm vườn, ông nghĩ, nếu không có thời bị mất trắng ấy, thì chưa chắc ông đã về quê trồng bưởi Diễn để được như ngày hôm nay.
Theo VietNamNet
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.