- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 điều cha mẹ thông minh sẽ không cấm trẻ
Có những việc cha mẹ cấm đoán để giúp con an toàn, nhưng lại không biết rằng tất cả những trải nghiệm đó khiến trẻ học hỏi được nhiều hơn, biết cách sinh tồn với cuộc sống sau này.
1. Cấm trẻ nghịch bẩn, làm rách quần áo
Đôi khi, cha mẹ hãy để con tự do được đùa nghịch, thỏa sức tìm tòi. Ảnh minh họa
Nhiều đứa trẻ đã quen thuộc với những câu như "Làm cho nó cẩn thận, bẩn áo mẹ đánh đấy"; "Nếu làm bẩn thì tự mà giặt đi, không ai giặt hộ cho đâu"...
Điều này khiến con tỏ ra sợ hãi, không dám nghịch bẩn, chơi bẩn hoặc nếu có chơi cũng sẽ rất lo lắng, không biết có bị bố mẹ đánh, mắng hay không.
Nó cũng vô tình làm mất đi cơ hội để con được khám phá, học hỏi những điều mới mẻ. Đôi khi, cha mẹ hãy để con tự do được đùa nghịch, thỏa sức tìm tòi.
Sự thật là cách tốt nhất để trẻ tìm hiểu về thế giới bên ngoài là đi dạo và khám phá môi trường sống xung quanh.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi vào những thời điểm này, đứa trẻ có thể quên mất rằng bộ quần áo chúng đang mặc có giá bao nhiêu, cũng như tên của nhà thiết kế thời trang được viết trên nhãn của chiếc áo phông mà chúng đã vấy bẩn trên cỏ.
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn với những chi phí phát sinh khi phải loại bỏ những bộ quần áo trông không còn đẹp nữa, có lẽ tốt hơn là nên chia tủ quần áo của trẻ thành một phần để đi dạo và một phần dành cho những sự kiện trang trọng hơn.
2. Yêu cầu trẻ ngừng đặt câu hỏi
Bạn đã bao giờ gặp rắc rối với hàng loạt những câu hỏi của trẻ hay chưa? Rất nhiều phụ huynh bị phiền bởi các vấn đề của trẻ sẽ nói 1 câu: "Con lấy ở đâu ra nhiều câu hỏi như vậy?".
Đây là quá trình không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Trẻ có rất nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp, mong muốn cha mẹ sẽ là người đưa ra câu trả lời.
Việc làm của cha mẹ không phải là từ chối, mà là nói với trẻ: "Mẹ cũng không biết, nhưng chúng ta có thể cùng nhau tìm ra đáp án nhé!"
3. Cấm trẻ ăn đồ ăn vặt
Khi cha mẹ cấm đồ ăn vặt, nó sẽ trở thành điều cấm kỵ trong tâm trí trẻ và chúng sẽ ăn ngay khi có cơ hội. Ảnh minh họa
Thành thật mà nói thì hầu hết mọi đứa trẻ đều thích đồ ăn vặt và rồi lại chạm vào mọi thứ xung quanh chúng.
Khi cha mẹ cấm những loại thức ăn này, nó sẽ trở thành điều cấm kỵ trong tâm trí trẻ và chúng sẽ ăn ngay khi có cơ hội.
Các chuyên gia tin rằng cha mẹ nên thỉnh thoảng mua đồ ăn vặt cho con để chúng hiểu rằng chúng có thể có một gói khoai tây chiên ở nhà mà không cần phải ăn cả túi cùng một lúc.
Hơn nữa, trẻ sẽ nhận ra rằng không cần thiết phải ăn trong giấu giếm.
4. Cấm trẻ tiêu tiền vào những thứ vô dụng
Theo một cuộc khảo sát, trẻ em hiện đại thường dành tiền cá nhân để đi chơi với bạn bè, mua trò chơi điện tử, đồ chơi, quần áo hoặc giày dép, và thức ăn,...
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiêu tiền vào những thứ vô dụng, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế đứa trẻ mua hàng không cần thiết bằng cách áp đặt.
Tuy nhiên, cha mẹ nên ngừng sử dụng phương pháp này vì 2 lý do:
Trước hết, khi bạn đã đưa tiền cho con, nó đã trở thành tài sản của trẻ. Và trẻ có quyền quyết định chi tiêu số tiền này vào việc gì.
Điều này đặc biệt quan trọng trong các gia đình nơi trẻ em kiếm tiền bằng cách làm việc nhà.
Thứ hai, trẻ có thể sẽ cảm thấy hối hận sau khi tiêu tiền vào những thứ vô ích, và đây thực sự là một bài học thực tế về cách chi tiêu cho chúng.
Bằng cách này trẻ sẽ học cách kiểm soát chi tiêu của mình và phân biệt mong muốn trong thời điểm hiện tại với những nhu cầu và mong muốn thực sự quan trọng.
5. Cấm trẻ giữ bí mật
Là cha mẹ, chúng ta có quyền lo lắng và quan tâm đến cuộc sống của con nhưng không có quyền tự tiện xâm phạm vào quyền riêng tư của con. Ảnh minh họa
Là cha mẹ, chúng ta có quyền lo lắng và quan tâm đến cuộc sống của con nhưng không có nghĩa là ai cũng có quyền tự tiện xâm phạm vào quyền riêng tư của con.
Đặc biệt, đối với những đứa trẻ hiểu chuyện và có nhận thức riêng rất đề cao sự riêng tư của bản thân.
Hiện nay, có không ít bậc cha mẹ tự ý xem tin nhắn điện thoại, nhật ký của con khi chưa nhận được sự đồng ý.
Đây có thể nói là một trong những "con đường" nhanh nhất khiến trẻ ngày càng có thái độ xấu và thậm chí có ác cảm đối với chính bố mẹ mình.
6. Cấm trẻ tranh cãi với người lớn
Loại lệnh cấm này có thể nguy hiểm khi nói đến những đứa trẻ nhỏ hơn.
Điều quan trọng là trẻ phải biết rằng không phải tất cả người lớn đều tốt như nhau và không phải tất cả các công việc lặt vặt hay yêu cầu của chúng nên hoặc thậm chí cần phải được thực hiện ngay lập tức.
Đối với những đứa trẻ lớn hơn, đó là vấn đề đạo đức. Thật không may, trí tuệ và công lý ngày càng ít phụ thuộc vào tuổi tác của một người.
Đôi khi một người lớn tuổi có thể nhầm lẫn về điều gì đó hoặc cư xử một cách bất lịch sự.
Điều quan trọng là học cách bảo vệ ý kiến riêng và ranh giới cá nhân trong những tình huống này.
Đến lượt mình, người lớn cần dạy con làm điều đó mà không gây ra tranh cãi, giận dữ và lăng mạ.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mất kiểm soát đối với con vì chúng bắt đầu tranh cãi với bạn quá thường xuyên, hãy nhớ rằng tranh cãi là chiến trường của cả hai người chứ không chỉ một người.
Và cho con thấy một ví dụ tích cực bằng cách biến tranh cãi thành một cuộc tìm kiếm sự thỏa hiệp.
7. Cấm trẻ nói "không"
Khi đứa trẻ nói "không" với bạn, nhiều phụ huynh sẽ lấy sự uy nghiêm của cha mẹ và buộc trẻ phải chấp nhận ý kiến của mình.
Nhưng chúng ta nên biết rằng, đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phải là một món đồ, trẻ cũng có suy nghĩ của chính mình, vì vậy cha mẹ không thể ép trẻ làm theo quyết định của người lớn.
Đứa trẻ nói "không", cũng chính là dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu biết suy nghĩ độc lập. Người lớn có thể giao tiếp với trẻ và nói với trẻ tại sao lại không muốn làm việc này.
8. Cấm trẻ lười biếng
Nếu trẻ có thời gian dỗi, bạn hãy cho con một chút không gian riên. Ảnh minh họa
Các nhà tâm lý học nhận thấy, trẻ em hiện đại đã trở nên lo lắng, bận tâm và chán nản hơn nhiều so với các thế hệ trước.
Lý do là nhiều trẻ phải tham gia vào các cuộc đua thành tích của cha mẹ.
Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy ở trường ngày càng khó, khối lượng bài vở nhiều, áp lực từ thầy cô, cha mẹ,…khiến trẻ bị áp lực lớn, gây tâm lý không ổn định.
Đó là lý do tại sao một đứa trẻ hiện đại có nhu cầu không phải làm gì. Nếu trẻ có thời gian dỗi, bạn hãy cho con một chút không gian riêng, đừng thúc giục, áp đặt trẻ mọi lúc nguyên tắc do người lớn đặt ra.
Đôi khi không có gì để làm, lười biếng một chút cũng là điều hạnh phúc.
9. Cấm trẻ mắc lỗi
Không ai thích mắc lỗi và trẻ con cũng vậy. Các con sẽ cảm thấy thật tồi tệ khi bị bố mẹ la mắng mỗi khi gây lỗi lầm.
Sau mỗi lần bị mắng, con sẽ không muốn tự làm bất cứ việc gì nữa.
10. Cấm trẻ chơi game
Nghiên cứu cho thấy trò chơi điện tử hữu ích cho não bộ của trẻ hơn là xem TV. Ảnh minh họa
"Một số đứa trẻ lớn lên muốn chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi lại muốn chơi trò chơi điện tử. Đáng buồn thay, bố mẹ tôi tin rằng tôi sẽ đốt cháy trí óc của mình vì tình yêu với trò chơi điện tử, vì vậy tôi đã bị giới hạn trong một giờ trước bữa tối", Chris Bergman - giám đốc điều hành của một công ty lớn chuyên tạo ra các ứng dụng, cho biết điều đó chỉ càng thúc đẩy sự say sưa bí mật.
Anh cũng thú nhận rằng mình không ngăn cản con mình chơi game trên máy tính, điện thoại và tin rằng nhờ cách làm này mà chúng giữ được thái độ bình tĩnh như vậy trong loại hình giải trí hiện đại này.
Nghiên cứu cho thấy trò chơi điện tử hữu ích cho não bộ của trẻ hơn là xem TV. Tất cả chỉ vì trò chơi dạy não của chúng phản ứng nhanh và đọc thông tin.
Kỹ năng này sẽ hữu ích cho trẻ khi chúng lớn lên và sống trong một môi trường công nghệ tiên tiến, thậm chí còn phát triển hơn môi trường hiện tại.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ4 ngày trướcSau khi kết hôn, người mẹ tốt nghiệp thạc sĩ trở về nước và đã từ bỏ cơ hội học cao hơn vì con. Tuy nhiên, một sai lầm trong cách dạy con đã khiến bà phải trả giá đắt.
-
Làm mẹ5 ngày trướcKỳ vọng quá nhiều từ con có thể khiến cho cả phụ huynh và con cái cảm thấy khó khăn...
-
Làm mẹ6 ngày trướcCha mẹ đừng quên rằng tuổi thơ của con chỉ có 1 lần thôi nhé.
-
Làm mẹ05/02/2025Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh xuất chúng, và khi đến tuổi đi học có thể trở thành đứa trẻ đạt thành tích cao mà không cần quá vất vả.
-
Làm mẹ30/01/2025Điều khiến không ít phụ huynh đau đầu trong mỗi dịp Tết đến xuân về là dạy con cách chi tiêu lì xì như thế nào cho hợp lí.
-
Làm mẹ26/01/2025Để nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một, phụ huynh cần giúp trẻ hiểu rõ giá trị dịp Tết cổ truyền.
-
Làm mẹ25/01/2025Trong những ngày Tết, nhịp sinh học của chúng ta thường bị xáo trộn do rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Với đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, khi giờ ăn giờ ngủ dễ bị xáo trộn thường dẫn đến suy giảm sức đề kháng