12 thói quen thường ngày của trẻ cha mẹ nên uốn nắn ngay kẻo hối hận không kịp

Đôi khi, chính cha mẹ khó có thể nhận biết được liệu hành vi của con có bình thường hay là chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng về thái độ ứng xử.

Nếu những hành vi dưới đây xuất hiện thường xuyên hàng ngày, thì cha mẹ cần quan tâm và có biện pháp uốn nắn, bảo ban trẻ.

1. Ngắt lời người khác

Khi quá hào hứng để kể chuyện gì đó hoặc đặt câu hỏi, trẻ có thể ngắt lời cha mẹ đang nói. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ không có lợi cho tính cách sau này của con.

Để dạy trẻ cách cư xử, phụ huynh hãy yêu cầu trẻ im lặng hoặc không cắt ngang khi người lớn đang bận hoặc nói chuyện. Vào lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ làm việc gì đó mà con thích, tất nhiên không phải mọi yêu cầu của con.

Khi trẻ vẫn tiếp tục quấy rầy, bạn nói cho con biết rằng chúng sẽ không có được cái chúng muốn nếu cứ tiếp tục như vậy.

12 thói quen thường ngày của trẻ cha mẹ nên uốn nắn ngay kẻo hối hận không kịp-1
Để dạy trẻ cách cư xử, phụ huynh hãy yêu cầu trẻ im lặng hoặc không cắt ngang khi người lớn đang bận hoặc nói chuyện. Ảnh minh hoạ

2. Trộm vặt

Việc giữ bình tĩnh khi phát hiện tật xấu này là rất quan trọng. Nếu đứa trẻ chỉ mới lấy trộm lần đầu tiên, bố mẹ cần tìm hiểu động cơ của con và giải thích rõ để con hiểu bản chất xấu của hành động đó.

Tiếp theo, hãy khuyên bảo con hoàn trả vật đã lấy trộm và chân thành xin lỗi chủ nhân món đồ. Trong trường hợp con trẻ có xu hướng lặp lại việc trộm cắp, phụ huynh nên tìm đến trợ giúp ở chuyên gia tâm lý nhằm tránh để hành vi này phát triển thành thói xấu khó bỏ.

3. Giữ im lặng khi thấy chuyện bất bình

Bạn phải giải thích cho con sự khác biệt giữa kẻ ba hoa và người nhiệt tình, cách phân biệt tốt xấu. Nên bình tĩnh lắng nghe con nói và kiềm chế để không phán xét. Sau đó, hãy khéo léo phân tích tình hình để cả hai có thể cùng tìm giải pháp cho mỗi vấn đề gặp phải.

4. Nói chuyện thiếu tôn trọng, đáp "trả treo"

Cách nói "trả treo" của trẻ 3 tuổi thì có thể là buồn cười, đáng yêu, nhưng nếu con đã 7 tuổi và sẵn sàng cãi lại cha mẹ thì đó có thể là hành vi chưa đúng đắn.

Cha mẹ cần khéo léo khuyến khích và khen ngợi vì con đã làm theo hướng dẫn, tức giận cũng là điều bình thường thôi, còn thái độ nói chuyện không tôn trọng người lớn lại là vấn đề cần tránh.

Nếu trẻ cãi lại và hàm ý một mối đe dọa nào đó, cha mẹ cần xem xét lại. Hãy để con bình tĩnh và sau đó giải quyết những gì con vừa nói với thái độ điềm đạm, giải thích cho con hiểu hành vi nào được chấp nhận và những hành động nào là không được phép xảy ra.

Cha mẹ cần làm rõ giới hạn hành vi và cho trẻ thấy rõ phần thưởng cũng như hậu quả của hành vi ấy, nhưng với thái độ cứng rắn chứ không phải đe dọa trẻ. Ví dụ: Nếu con tiếp tục cãi ngang, không nghe lời thì con sẽ không được ăn kem hoặc đi xem bộ phim yêu thích nữa. Nhưng nếu con không la hét và biết lắng nghe thì con sẽ được ăn một món rất ngon và yêu thích tối nay.

Cuối cùng, cha mẹ hãy tự kiểm tra lại hành vi của chính mình xem có cư xử thô lỗ với trẻ hay không, hoặc với người khác mà trẻ ở gần và vô tình nhìn, nghe thấy. Nếu có, hãy thay đổi cách cư xử để trẻ noi theo.

12 thói quen thường ngày của trẻ cha mẹ nên uốn nắn ngay kẻo hối hận không kịp-2
Cha mẹ cần làm rõ giới hạn hành vi và cho trẻ thấy rõ phần thưởng cũng như hậu quả của hành vi ấy, nhưng với thái độ cứng rắn chứ không phải đe dọa trẻ. Ảnh minh hoạ

5. Chơi quá thô bạo

Cha mẹ nên quan sát khi trẻ chơi trò chơi với bạn bè. Những hành động hung hăng như xô ngã anh chị, véo, cấu bạn,... cần được can thiệp kịp thời khi trẻ còn nhỏ. Nếu không, hành vi thô bạo có thể trở thành thói quen khó bỏ sau 8 tuổi.

Ngoài ra, việc không can thiệp có thể khiến trẻ hiểu rằng làm tổn thương người khác là điều có thể chấp nhận được.

6. Không tôn trọng người xung quanh

Phụ huynh cần chú tâm tìm kiếm nguyên nhân đằng sau hành vi này. Hãy dạy con cách đúng đắn để thể hiện cảm xúc và mong muốn. Trẻ em cần học cách giữ bình tĩnh và lắng nghe người xung quanh.

Nếu đứa trẻ liên tục tỏ ra xấc xược, bố mẹ có thể cân nhắc "cắt bỏ" những quyền lợi hay nuông chiều thông thường để cảnh cáo.

7. Ghen ghét với anh chị em

Trước tiên bạn cần tìm gốc rễ của vấn đề và cấm trẻ không cào cấu, đánh đấm, gây thương tích cho nhau. Trẻ cần có cảm giác thuộc cùng một đội với anh chị em, giải quyết xung đột một cách công bằng và tôn trọng cảm xúc của nhau.

Để làm được điều đó, bố mẹ cần thường xuyên dành thời gian cho mỗi trẻ để duy trì mối quan hệ thân mật với các thành viên trong gia đình.

8. Chửi thề

Hành động la hét mỗi khi trẻ tức giận cũng không quá khó hiểu, nhưng nếu cha mẹ thấy con bắt đầu biết nói tục, chửi thề trước khi đủ 10 tuổi thì cha mẹ cần cân nhắc và giúp trẻ điều chỉnh hành vi này.

- Đảm bảo người lớn không nói bậy, chửi thề trước mặt trẻ.

- Không có lí do gì để biện minh cho hành vi chửi thề, nếu vi phạm cha mẹ hãy chắc chắn đưa ra hình phạt.

- Nếu là trẻ nhỏ, hãy giải thích rằng đó là những từ ngữ xấu, nếu con nói chúng thì mọi người sẽ không thích con nữa.

- Nếu cha mẹ vô tình sử dụng từ ngữ như vậy trước mặt con, hãy xin lỗi con ngay lập tức. Cha mẹ cũng hãy đề nghị trẻ về việc nhắc nhở người lớn không dùng từ thô thiển, chửi thề vì đó là hành vi không tốt.

12 thói quen thường ngày của trẻ cha mẹ nên uốn nắn ngay kẻo hối hận không kịp-3
Cha mẹ cần chấn chỉnh lại việc con vờ như không nghe thấy bạn nhắc đi nhắc lại vài lần yêu cầu trẻ làm gì đó. Ảnh minh hoạ

9. Giả vờ không nghe thấy bạn nói

Cha mẹ cần chấn chỉnh lại việc con vờ như không nghe thấy bạn nhắc đi nhắc lại vài lần yêu cầu trẻ làm gì đó. Nếu không xử lý sớm vấn đề này, trẻ có khả năng trở nên bướng bỉnh và thích kiểm soát người khác.

Ngoài ra, thay vì nói từ xa, phụ huynh hãy đến gần và nói cho con biết chúng cần phải làm gì. Hãy đảm bảo rằng bạn giao tiếp với trẻ bằng mắt và chờ con đáp lại.

10. Thiếu trung thực

Người lớn cần từ tốn và không nên tỏ ra cáu bẳn. Cách xử lý vấn đề tốt hơn là giải thích để trẻ nhỏ hiểu được ý nghĩa của sự thành thật và tin tưởng trong các mối quan hệ. Bố mẹ cũng có thể nghĩ đến một "hình phạt" nhẹ nhàng nào đó để giúp con ghi nhớ rằng việc nói dối là không thể chấp nhận.

Nếu việc nói dối diễn ra nhiều lần, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sâu xa khác. Trong tình huống này, phụ huynh có thể cần đến sự trợ giúp của chuyên gia.

11. Không xin phép khi làm việc gì đó

Cha mẹ chắc chắn sẽ rất vui khi con có thể lấy đồ ăn, tự giác làm việc gì đó. Tuy nhiên, khi để trẻ tự làm điều mình thích quá mức, điều này đồng nghĩa với việc trẻ không được dạy cách phải theo quy tắc.

Vì vậy, bạn cần thiết lập một số quy tắc trong nhà và thường xuyên nói với trẻ về những điều đó, chẳng hạn xin phép bật TV, hỏi trước khi lấy đồ ăn,...

12. Phóng đại sự thật

Mặc dù có vẻ không phải là vấn đề lớn, phóng đại mọi điều quá mức có thể trở thành hành vi tự động nếu con bạn cho rằng đó là cách để có vẻ ngoài tốt hơn hay để tránh né việc gì đó.

Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ nhận ra rằng nói không đúng sẽ bị phạt, khiến mọi người không tin tưởng. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu lý do trẻ làm điều đó để đảm bảo con không đạt được mục đích.

Theo Gia đình và xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/12-thoi-quen-thuong-ngay-cua-tre-cha-me-nen-uon-nan-ngay-keo-hoi-han-khong-kip-172240524170311051.htm

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.