12 “vũ khí ma thuật" để trau dồi khả năng tự học của trẻ em

Dạy con tự học hiệu quả là cách để con có ý thức tự giác trong cuộc sống. Đó là kỹ năng cần thiết mà cha mẹ nên hướng dẫn con từ nhỏ.

Trong mắt của hầu hết các bậc cha mẹ, việc học của con cái luôn là quan trọng nhất và cần được ưu tiên hàng đầu. Thậm chí, nhiều phụ huynh không để con phải động tay động chân vào bất cứ việc gì trong nhà và cũng không tiếc tiền đầu tư cho con học hành các kiểu, miễn sao con học giỏi với nhiều thành tích tốt là được.

12 vũ khí ma thuật để trau dồi khả năng tự học của trẻ em-1


Tuy nhiên, họ lại không biết cách hướng dẫn con tự học, yêu thích việc học mà chỉ đơn thuần là bắt ép con học. Điều này không những không có tác dụng mà còn khiến trẻ bị áp lực, chán học và hơn nữa là ghét học, sợ học. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu và trau dồi những phương pháp phù hợp để khuyến khích con học, nâng cao ý thức và khả năng tự học của con mà không phải thúc ép. 

Thực tế đã chỉ ra rằng, điểm mạnh hay yếu của khả năng tự học là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường thành tích trong tương lai của một người. Giáo dục nhà trường có hạn, nhưng kiến thức tự học của cá nhân là không giới hạn. Trong xã hội hiện đại bùng nổ tri thức, việc trau dồi khả năng tự học giúp trẻ có thể thích ứng với việc cập nhật kiến thức liên tục khi bước vào xã hội, vì vậy chúng có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và sẽ luôn là bất khả chiến bại. Do đó, các bậc cha mẹ có ý thức hướng dẫn con cái thực hiện việc học nâng cao một cách độc lập ngay từ khi còn nhỏ thì trẻ càng nhiều cơ hội thành công và một tương lai sáng, vững vàng phía trước.

Dưới đây là một số cách rèn luyện khả năng tự học cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ khá hiệu quả, Tintuconline mong rằng nó sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái mình thành tài.

12 vũ khí ma thuật để trau dồi khả năng tự học của trẻ em-2

1. Để con tự giác và yêu thích việc học

Rèn tính tự giác là cách dạy con tự học hiệu quả nhất. Cha mẹ nên trò chuyện để con hiểu việc học là việc của con, đem lại những lợi ích cho chính con, mỗi người trong gia đình có một nhiệm vụ và ai cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, gieo cho con niềm yêu thích, say mê với việc học và khám phá kho tàng tri thức giúp con tự mình hào hứng với việc học. 

2. Đặt mục tiêu nhỏ và bắt đầu thực hiện nó

Khi cha mẹ định hướng cho con phát triển khả năng tự học thì hãy bắt đầu từ việc cố gắng giúp trẻ đặt ra mục tiêu giai đoạn nhỏ, để trẻ có định hướng học tập ngắn hạn và theo đuổi mục tiêu, từ đó trẻ sẽ có một sự vững vàng, sự quan tâm và động lực.

Việc đặt mục tiêu không nên quá tham vọng và trước khi đặt mục tiêu, bạn phải giao tiếp đầy đủ với con cái, được con đồng tình cũng như để con hiểu biết đầy đủ và hiểu được khó khăn và ý nghĩa của tự học. Nếu không có sự trao đổi thông tin đầy đủ và chỉ giao vấn đề này như một nhiệm vụ cho trẻ, thì trẻ rất dễ không đáp ứng được mong đợi của trẻ trong quá trình thực hiện, hoặc trẻ chấp nhận sự sắp xếp một cách thụ động, các mục tiêu thường khó thực hiện, thậm chí phản tác dụng.

3. Bắt đầu với các môn học trẻ yêu thích và tự tin

Việc trau dồi và hướng dẫn nỗ lực tự học của trẻ trước hết nên bắt đầu bằng các môn học mà chúng có hứng thú. Sau khi trau dồi kinh nghiệm học tập môn học này, trẻ sẽ có thể mở rộng kinh nghiệm học tập sang môn học khác dễ dàng hơn. 

Ngược lại, nếu bắt đầu yêu cầu trẻ tự học với những môn học có kiến thức cơ bản kém sẽ làm mất đi hứng thú học tập duy nhất của trẻ, không chỉ khó bù lại những môn kém trong thời gian ngắn mà còn có thể kéo những môn vượt trội xuống.

12 vũ khí ma thuật để trau dồi khả năng tự học của trẻ em-3


4. Đánh giá trẻ một cách hợp lý và khách quan

Cha mẹ không nên đánh giá quá cao khả năng hiểu biết của con mình và cũng đừng đánh giá thấp chúng. Thay vào đó, cha mẹ nên đánh giá liên tục, năng động, khách quan về con cái mình để có được định hướng và phương pháp phù hợp với con.

Cha mẹ nên quan tâm đến con cái liên tục, đừng chỉ chú ý sâu sắc trong một thời gian ngắn, sau đó lại lơ là hay không chú ý đến chúng. Thực tế thời gian có thể làm thay đổi rất nhiều thứ, nhiều đứa trẻ năm nay rất ngoan và nghe lời bố mẹ nhưng năm sau lại nổi loạn, kỳ này con học toán rất tốt nhưng kỳ sau lại xuống dốc trông thấy… Như vậy tức là cha mẹ phải luôn theo sát trẻ trong suốt quá trình lớn lên để có những đánh giá và phương án hợp lý, kịp thời để nuôi dưỡng khả năng tự học cũng như thành công của trẻ.

5. Tìm “đối tác” học tập cho con

Khi trẻ còn rất nhỏ, cha mẹ kèm cặp một thầy một trò là cách học tốt nhất. Nhưng khi trẻ em bước vào lớp trên và trường trung học cơ sở, tầm quan trọng của những người bạn đồng hành ở trường dần dần xuất hiện. Vì vậy, bắt đầu từ các lớp trên của trường tiểu học, cha mẹ nên có ý thức tìm và duy trì một số “đối tác“ học tập cùng con, có thể là bạn cùng lớp hay bạn gần nhà để chúng có thể tự so sánh, học hỏi và thúc đẩy lẫn nhau. 

Tuy nhiên, đối tác này nên là những đứa trẻ chăm chỉ và có ý thức học tốt. Khi ở cùng nhau, trao đổi và thảo luận với nhau, khả năng tự học của trẻ mới được nâng cao, hơn nữa còn có thể tạo ra hiệu ứng kích thích và thi đua cao hơn. Trong quá trình này, việc học của trẻ không chỉ có thể được giám sát và cải thiện mà còn giúp trau dồi các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, nâng cao kết quả học tập.

12 vũ khí ma thuật để trau dồi khả năng tự học của trẻ em-4

6. Khuyến khích trẻ tự sắp xếp   

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy con còn nhỏ nên sẽ thu xếp mọi việc cho con, nhưng điều này ảnh hưởng đến khả năng học tập độc lập của con và khiến con trở nên phụ thuộc vào cha mẹ. vậy, cha mẹ hãy học cách buông bỏ, khuyến khích trẻ tự sắp xếp việc học, giúp trẻ phân tích tì hình học tập, từ đó nâng cao khả năng học tập của trẻ.   

7. Khen ngợi và ghi nhận thành tích của trẻ   

Đối với con cái, sự ghi nhận của cha mẹ là nguồn động viên lớn nhất, vì vậy cha mẹ hãy xem thành tích của con và khen ngợi con kịp thời. Với sự khen ngợi của cha mẹ, đứa trẻ sẽ rất hài lòng và chủ động, tự tin làm mọi việc. Với sự tự tin, trẻ có thể dũng cảm đối mặt với những thử thách trong học tập, kích sự hăng say học tập và nâng cao khả năng tự học,Vì vậy, cha mẹ hãy nhìn thấy sự trưởng thành, tiến bộ của con mình và luôn sử dụng những biện pháp củng cố tích cực để thúc đẩy con học tập.   

8. Đừng quá cầu toàn

Trong phạm vi của một mục tiêu theo từng giai đoạn, bạn không cần phải theo đuổi 100% mà chỉ cần trẻ đạt 85% là được rồi. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tự học, và sẽ không tốt cho tổng thể.

Kỹ thuật quan trọng nhất ở đây là phân biệt giữa sơ cấp và thứ cấp, tìm hiểu kỹ lưỡng về sơ cấp, tạm thời buông bỏ thứ cấp. Bạn biết đấy, biết 85% và biết một chút là hai điều khác nhau, điều cấm kỵ lớn trong việc học là biết một chút.

12 vũ khí ma thuật để trau dồi khả năng tự học của trẻ em-5

9. Để con chủ động tư duy

Cha mẹ nên để con chủ động tư duy, suy nghĩ, động não trước việc học, làm bài tập khó,... Cha mẹ chỉ nên gợi mở hoặc đưa ra định hướng mà không nên làm bài hộ hay nói kết quả sẵn cho con. 

Chẳng hạn, cha mẹ có thể dạy cho con cách tìm tài liệu học, cách đọc sách, tìm sách hay để đọc, cho con con đường chinh phục tri thức. Ngoài ra, cha mẹ nên chơi cùng con hoặc hướng con đến các trò chơi rèn luyện tư duy như cờ vua, cờ tướng, giải câu đố,....

Khi đã nắm được các phương pháp tự học hiệu quả, con cái sẽ hoàn toàn tự giác và chủ động với việc học chứ không coi việc học và các vấn đề trong cuộc sống là điều quá khó khăn, trở ngại nữa.

10. Có kế hoạch học tập, không học tuỳ hứng

Cha mẹ nên để con lên thời gian biểu theo ngày, tuần rồi để con tự học, tự lên kế hoạch học tập, tự giác thực hiện theo thời gian biểu đã lên. Cha mẹ không nên giúp đỡ, chuẩn bị đồ cho con đi học xong về nhà lại phải giục con làm bài tập, chỉ dẫn rồi kiểm tra lại cho con nữa.
 
Việc học cần phải duy trì hàng ngày vào những khung giờ nhất định. Thậm chí giờ nào học gì, học bao lâu, học thế nào, kết quả cần đạt ra sao. Không nên học tuỳ hứng, hôm nay học thế này, mai học thế khác, thích học thì học, không thì bỏ dở.
 
11. Kiểm tra bài vở của con bất chợt

Nếu bạn đi làm và ngày nào cũng bị sếp kiểm tra, giám sát công việc, chỉ chờ bạn có sai sót là chỉnh đốn và đánh giá thì bạn sẽ cảm thấy thế nào. Khi đó bạn có thực sự muốn làm việc không mà chỉ làm đối phó? Thì cảm giác của con cũng vậy. Đặc biệt là những môn con đang hơi yếu. Việc thấu hiểu, động viên con rất quan trọng để con ổn định tâm lý để học hành được hiệu quả.
 
Ngoài ra việc kiểm tra bất chợt mà không phải là hàng ngày sẽ giúp con rèn tính tự giác học và làm bài tập thường xuyên mà không chỉ chờ bố mẹ kiểm tra rồi thôi.  

12 vũ khí ma thuật để trau dồi khả năng tự học của trẻ em-6

 12. Thoải mái trong việc học
 
Cha mẹ nên để con thoải mái tư tưởng trong việc học, tránh áp lực quá nhiều khiến con chán ghét việc học hoặc chỉ học đối phó. Thay vì quát mắng, la hét, cha mẹ hãy giúp con biến những giờ học thành khoảnh khắc quý báu bên con bằng việc học mà chơi, chơi mà học. Thay vì giảng lý thuyết suông cha mẹ có thể thay bằng hình ảnh, video, cuộc thi, trò chơi để trẻ dễ tiếp cận kiến thức thực tế. 
 
Học kiến thức là việc cả đời và ở độ tuổi còn nhỏ, cái trẻ cần hơn là các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp. Điểm số kỳ này của con có thể thấp hơn nhưng nếu con lễ phép, biết kính trên nhường dưới, vui vẻ, hòa nhã với mọi người thì cũng đâu phải là vấn đề quá to tát. Con vẫn có thể cố gắng ở những kỳ tiếp theo.

Chính cái nhìn tích cực của bố mẹ trong cách dạy con học sẽ ảnh hưởng tốt đến trẻ. Khi ấy, trẻ không coi việc học là việc bắt buộc, dần dần sẽ sớm coi việc học như một sở thích, thú vui.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.