2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng

Trong quá trình lớn lên, đứa trẻ nào cũng sẽ mắc phải một số sai lầm và thái độ của cha mẹ đối với lỗi đó của trẻ rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến hướng đi của nhiều việc, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời bé.

Trong một quán cơm bình dân đông khách, buổi trưa món canh miễn phí và khách sẽ phải tự phục vụ. Có 2 cô bé cùng đi lấy canh nhưng thiếu quan sát nên các em chẳng may va vào nhau, canh đổ ướt hết cả quần áo.

Thấy vậy, mẹ một cô bé tức giận tiến lại kéo con về bàn ăn của 2 mẹ con và bắt đầu mắng mỏ. Bị buộc tội bất cẩn, bừa bãi khiến bản thân rơi vào tình trạng này, đứa bé trẻ chỉ biết cúi gằm mặt đau khổ. Dù biết lỗi nhưng những lời cằn nhằn của người mẹ đã khiến bé bật khóc vì xấu hổ và tủi thân.

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-1

(Ảnh minh họa)

Người mẹ của cô bé còn lại thì hoàn toàn khác. Chị này không chê trách mà còn an ủi đứa trẻ, bàn bạc với đứa trẻ có nên mang về nhà ăn không? Đứa trẻ bảo không cần và nhanh chóng trở lại bình thường, hai mẹ con sau khi vệ sinh qua phần quần áo bẩn của bé đã tiếp tục hoàn thành bữa ăn với sự thoải mái và vui vẻ.

Như vậy, thái độ của hai bà mẹ đối với lỗi lầm của trẻ rõ ràng là khác nhau nên phản ứng của trẻ cũng khác nhau. Theo các nhà tâm lý học, sau khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ phải có thái độ đúng mực với trẻ, giúp trẻ sửa đổi và lớn lên đúng đắn hơn trong tương lai. Ngược lại, nếu bố mẹ áp dụng sai phương pháp, đối xử tiêu tiêu cực có thể mang lại một số tác hại cho sự phát triển của trẻ.

# Tại sao thái độ của cha mẹ lại quan trọng sau khi trẻ mắc lỗi?

Chuyên gia nuôi dạy con cái Cui Yutao từng đề cập: Việc con cái mắc lỗi không nhất thiết là điều xấu, bởi vì cha mẹ có thể sử dụng điều đó để giáo dục trẻ và bằng cách này hiệu quả giáo dục thường rất cao.

Do vậy, sau khi trẻ mắc lỗi, thái độ của cha mẹ đối với trẻ thực sự rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến một số hành vi và các suy nghĩ của trẻ sau đó mà còn có thể tác động lớn đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. 

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-2

1. Xác định nhận thức của trẻ về sự việc

Nhiều trẻ em mắc lỗi có thể liên quan đến sự hiểu biết chưa đầy đủ của chúng về mọi thứ. Vì trong quá trình lớn lên, nhận thức và quan điểm của trẻ không được hình thành đồng loạt mà sẽ hoàn thiện dần theo thời gian và kinh nghiệm.

Vì vậy, sau khi trẻ mắc lỗi, thái độ của cha mẹ đối với việc làm sai của trẻ thực sự có thể giúp trẻ nâng cao hiểu biết về sự việc, thậm chí có thể giúp trẻ hình thành nhận thức tốt hơn và toàn diện hơn.

2. Xác định thái độ giáo dục đối với trẻ em

Các bậc cha mẹ khác nhau thường đối xử với con cái của họ theo những cách khác nhau khi chúng sai. Trên thực tế, những cách xử lý khác nhau này cũng nói lên thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái.

Chẳng hạn, một số cha mẹ có thể đối xử với con cái của họ một cách tương đối đơn giản và thô lỗ, nhưng một số cha mẹ lại coi trọng mọi lỗi lầm của con cái họ, và thậm chí làm quá mọi chuyện lên theo hướng tiêu cực… Điều này rất quan trọng vì điều nó cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự trưởng thành sau này của con cái họ.

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-3

3. Xác định hành vi trong tương lai của trẻ

Người ta vẫn nói “Con cái là tấm gương cho cha mẹ” nên thông qua những lời nói và việc làm khác nhau của con cái, chúng ta thường thấy được mức độ can thiệp của cha mẹ đối với hành vi của chúng.
Cụ thể, sau mỗi lần làm điều sai trái, cách đối xử của cha mẹ sau đó có thể trở thành “bài học” gần gũi nhất với trẻ và ở những lần mắc lỗi khác chúng sẽ có cách xử lý tương ứng.

Như vậy, thái độ của cha mẹ đối với con cái sau khi mắc lỗi cũng sẽ ảnh hưởng đến hành vi sau này của chúng. Cha mẹ áp dụng thái độ đúng đắn và đối mặt với những sai lầm trong quá trình trưởng thành của con cái họ thường có thể cải thiện hành vi của chúng trong tương lai và ngăn chúng lặp lại những sai lầm tương tự.

# Những thái độ sai trái cha mẹ nên tránh sau khi trẻ mắc lỗi

Trẻ mắc lỗi đã sai nhưng nếu cha mẹ cũng sử dụng thái độ sai trái để đối mặt với sai lầm của con cái thì mọi việc có thể càng tồi tệ hơn. Vậy nên khi đứng trước lỗi lầm của con, trước tiên cha mẹ nên xác định thái độ của mình sao cho đúng đắn. Nếu sai họ cần có biện pháp sửa chữa kịp thời ngay, cụ thể những thái độ điển hình dưới đây được các nhà tâm lý học khuyến cáo là không phù hợp:

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-4

1 - Đánh mắng con cái quá mức

Nhiều bậc cha mẹ thường vô tình bật chế độ la mắng, thận chí đánh đòn sau khi con mắc lỗi vì họ cho rằng lỗi của con cái là chuyện lớn nên phải dạy cho con một bài học theo cách này.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ đánh mắng con cái thái quá, đặc biệt là trước mặt người khác, nó có thể phản tác dụng. Vì cách làm này sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy xấu mặt, không nhận ra được lỗi của bản thân, nếu để lâu còn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái. Khi trẻ còn nhỏ, la mắng có thể có hiệu quả nhưng tác dụng sẽ càng ngày càng yếu đi hoặc chuyển sang hướng tiêu cực khi trẻ lớn lên.

2 - Đối xử lạnh lùng kiểu “bạo lực”

Một số cha mẹ có thể không đánh mắng con sau khi chúng mắc lỗi, nhưng họ sẽ dùng kiểu “bạo lực” lạnh lùng để gây áp lực lên trẻ. Kiểu này cha mẹ sẽ cảm thấy mắng con là không hiệu quả, nhưng mong con tự nhận thức được lỗi của mình, nên họ để mặc cho con tự suy nghĩ sáng suốt. 

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-5

Tuy nhiên, thái độ này thường chỉ có tác dụng ngược lại vì nó có thể khiến trẻ cảm thấy bối rối, nghĩ rằng cha mẹ không đặc biệt quan tâm đến mình nên rất lạnh nhạt với mình. Theo thời gian, khoảng cách giữa các con sẽ ngày càng tăng và trẻ cũng có thể khó nhận ra lỗi của bản thân nên cứ lặp đi lặp lại những sai lầm tương tự.

3 - Bỏ qua mọi lỗi lầm của trẻ

Không ít cha mẹ sẽ chọn cách phớt lờ mọi lỗi lầm của con cái họ, chủ yếu vì 2 lý do: Thứ nhất, họ cho rằng những lỗi lầm của trẻ sẽ giảm dần theo độ tuổi nên không cần chỉ ra. Thứ hai, một số cha mẹ yêu chiều con quá mức nên xem nhẹ và dễ dàng bỏ qua mọi sai lầm của trẻ.

Hành vi này của cha mẹ, dù vì bất kỳ lý do gì, có thể gửi tín hiệu sai cho trẻ, khiến trẻ lầm tưởng những gì mình đã làm là đúng, lâu dần có thể dẫn đến bi kịch.

# Sau khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên đối xử như thế nào cho đúng mực?

Cha mẹ có thể biến điều xấu thành điều tốt chỉ khi họ chọn thái độ đúng đắn sau khi con cái mắc lỗi. Ví dụ như bà mẹ thứ 2 ở tình huống đầu bài, cách cư xử cho hiệu quả hơn hẳn người mẹ thứ nhất khi không những không giải quyết được sự ngượng ngùng mà còn không khiến đứa trẻ cảm thấy hụt hẫng và tổn thương.

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-6

1. Cha mẹ phải hiểu lý do con mắc lỗi

Vấn đề lớn nhất mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải khi con cái của họ mắc lỗi là họ không thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ của đứa trẻ. Sau khi thấy con làm sai, cha mẹ sẽ luôn có thói quen coi nó theo cách nghĩ của người lớn, điều này khiến trẻ cảm thấy rất xấu hổ và thậm chí không hiểu ý định trong cách tiếp cận của cha mẹ.

Vì vậy, trước tiên cha mẹ phải hiểu những sai lầm của trẻ và lý do tại sao trẻ mắc sai lầm, để họ có thể thực hiện bước tiếp theo trong giáo dục. Nếu không, sự hiểu lầm của bố mẹ có thể phản tác dụng, thậm chí cản trở những lần giao tiếp sau đó.

2. Giao tiếp hiệu quả với trẻ em

Sau khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên trao đổi với trẻ kịp thời và kỹ càng để hiểu được lý do trẻ mắc lỗi, thay vì nóng vội mà đổi lỗi bừa bãi cho đứa trẻ.

Thông thường cách giao tiếp này không nhất thiết phải tiến hành ngay sau khi trẻ mắc lỗi mà nên chọn thời cơ thích hợp hơn, để có hiệu quả lớn nhất - trẻ hiểu được vấn đề của chúng và mong muốn sửa chữa. Ví dụ, cha mẹ có thể tránh đám đông, trao đổi riêng với trẻ càng nhiều càng tốt, hiểu lý do tại sao trẻ làm sai và để trẻ hiểu rằng chúng đã làm sai, chúng cần sửa đổi thế nào…

2 đứa trẻ mắc cùng 1 lỗi, hành động của 2 bà mẹ cho kết quả quá khác biệt: Thái độ của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của chúng-7

3. Để trẻ học cách chịu đựng những sai lầm

Việc trẻ làm sai thực ra là một mức độ cần phải trải qua trong quá trình lớn lên của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy có thái độ đúng mực và để con học cách chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân, điều này cũng sẽ giúp ích cho sự trưởng thành sau này của con cái.

Bởi có thể nhiều bậc cha mẹ chỉ chú ý đến bề nổi những lỗi lầm của con cái mà bỏ qua những điều sâu xa hơn. Ví dụ, sau khi một đứa trẻ làm điều gì đó sai trái, đáng lẽ chúng phải chịu hậu quả xứng đáng nhưng cha mẹ lại bỏ qua hoặc gánh đỡ thay trẻ. Điều đó về lâu dài sẽ tiềm ẩn những tác hại lên tính cách và cuộc đời bé.

Vì vậy, để trẻ học cách nhận lỗi và hiểu trách nhiệm của mình tốt hơn rất nhiều so với việc để trẻ khuất phục trước quyền lực của cha mẹ. Trong quá trình này, cha mẹ cũng nên tạo cho con cái cảm giác tin tưởng đúng mực. Điều đó cho phép trẻ học cách chịu đựng những lỗi lầm và trách nhiệm cá nhân của mình mà không cảm thấy bị cha mẹ bỏ rơi.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.